Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Một cổ phiếu “đi ngược dòng”, tăng 177% sau 11 phiên giao dịch

Ngày đăng 18:05 15/11/2022
Cập nhật 13:11 15/11/2022
Một cổ phiếu “đi ngược dòng”, tăng 177% sau 11 phiên giao dịch

Ngược dòng thị trường, 1 cổ phiếu bất động sản tăng 177% từ đầu tháng 11. Làn sóng cổ phiếu bất động sản giảm sâu

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn thăng trầm. Chỉ số Vn-Index xuyên thủng ngưỡng 950 điểm và các chuyên gia vẫn còn có những dự báo giảm. Nhiều cổ phiếu lớn giảm sàn liên tiếp. Hiện tượng khá hiếm khi trong cùng 1 ngày HoSe đã phải phát đi 5,6 thông báo yêu cầu các doanh nghiệp khác nhau giải trình, công bố thông tin về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp.

Lấy ví dụ như ngày 10/11 HoSE đã yêu cầu Yeah1 (HM:YEG), DIC Corp, Thép Nam Kim, Chứng khoán FPT (HM:FTS), Phát Đạt và Novaland (HM:NVL) công bố thông tin về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Cũng trong dịp này, rất nhiều cổ phiếu khác cũng bị yêu cầu giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp.

Không chỉ nhiều “ông lớn” bất động sản bị điểm tên khi giảm sàn liên tục, mà nhiều lãnh đạo, người nhà, cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp bị các công ty chứng khoán bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu.

Làn sóng doanh nhân bị bán giải chấp nhanh chóng lan rộng, điển hình nhất là đối với cổ phiếu DIG (HM:DIG): từ Chủ tịch HĐQT công ty – ông Nguyễn Thiện Tuấn, đến các Phó Tổng Giám đốc. Ngoài ra, tên tuổi của nhiều doanh nhân khác cũng được nhắc tới, ví dụ như mới đây nhất, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT của LDG (HM:LDG) bị Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) thông báo bán giải chấp gần 1 triệu cổ phiếu.

Vẫn có cổ phiếu ngược dòng thị trường tăng trần nhiều phiên

Nhắc đến làn sóng cổ phiếu giảm giá, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản, và việc nhiều doanh nhân, nhà đầu tư bị bán giải chấp cổ phiếu để thấy, việc một cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản tăng mạnh thời điểm hiện nay đáng được xem là “hiện tượng”, là "đi ngược dòng thị trường".

Thế nhưng, vẫn có 1 cổ phiếu đã “miệt mài” tăng trần 4 phiên liên tiếp. Không những thế, từ đầu tháng 11 đến nay mới trải qua 10 phiên, cổ phiếu này đã có 5 phiên tăng trần, không một phiên nào giảm điểm. Mở cửa phiên hôm nay – phiên giao dịch thứ 11 trong tháng 11 này cổ phiếu này tiếp tục đóng trần, lên mức giá 33.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính từ đầu tháng 11 đến nay cổ phiếu này đã tăng 177%, từ vùng giá 11.900 đồng/cổ phiếu lên 33.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu đang được nhắc đến như hiện tượng đi ngược dòng thị trường này là XDH của CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội (HCCI).

Cổ đông HCCI giữ chặt cổ phiếu “lấy thưởng”, nhận cổ tức

Nhắc đến xây dựng Hà Nội, hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ không có ấn tượng, bởi thanh khoản cổ phiếu này trên thị trường nhiều năm nay hầu như không có. Từ đầu tháng 11 đến nay ngoài những phiên tăng trần, thì những phiên còn lại đều không có giao dịch nào khớp lệnh. Số cổ phiếu khớp lệnh trong những phiên tăng trần cũng không nhiều, chỉ mấy trăm cổ phiếu. Duy nhất phiên 14/11 có nhiều nhất là 1.200 cổ phiếu khớp lệnh. Phiên sáng nay 15/11 số cổ phiếu vẫn tăng trần, tính đến 10h đã có 300 cổ phiếu khớp lệnh.

Một trong những nguyên nhân khiến cổ đông công ty quyết “ôm chặt” cổ phiếu XDH không bán có thể là do Xây dựng Hà Nội là một trong số những doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn hàng năm cho cổ đông. Ngoài ra còn thường xuyên phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ cao khiến số cổ phiếu cổ đông nắm giữ tăng lên nhanh chóng.

Nhìn lại lịch sử, tháng 10/2018 Xây dựng Hà Nội mang 7,8 triệu cổ phiếu XDH lên đăng ký giao dịch trên Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 29.800 đồng/cổ phiếu, nhưng suốt thời gian dài không phát sinh giao dịch mua/bán.

Năm 2019 công ty phát hành 3,12 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 40%, tăng vốn điều lệ lên trêmn 109 tỷ đồng. Tháng 10/2021 phát hành 5,46 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ lên 163,8 tỷ đồng. Mới đây tháng 6/2022 phát hành 8,19 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ lên trên 245 tỷ đồng như hiện nay.

Không chỉ tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thưởng, Xây dựng Hà Nội còn thường xuyên trả cổ tức bằng tiền mặt. Năm đầu tiên khi đưa cổ phiếu lên sàn, tháng 12/2018 trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%. Tháng 3/2019 trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%.

Năm 2019 có đến 3 đợt trả cổ tức: Tháng 5/2019 trả tiếp cổ tức bằng tiền tỷ lệ 205. Tháng 8/2019 trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%. Tháng 12/2019 tiếp tục đợt cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%.

Năm 2020 có 2 lần chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tổng tỷ lệ 27,14%.

Năm 2021 có 2 lần trả cổ tức bằng tiền tổng tỷ lệ 15%. Và tháng 6/2022 mới trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%.

Việc trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cũng khiến cổ phiếu XDH bị điều chỉnh giá theo quy định. Do vậy từ mức giá chào sàn 29.800 đồng/cổ phiếu, thị giá của XDH bị điều chỉnh giảm dần về dưới mệnh giá. Thị giá chỉ tăng trong số rất ít lần có các giao dịch một vài trăm cổ phiếu khớp lệnh, và thường là khớp lệnh ở giá trần.

XDH một lần nữa vượt lên trên mệnh giá từ 5/8/2022 bằng giao dịch khớp lệnh 100 cổ phiếu ở giá trần. Và số phiên khớp lệnh sau đó chỉ tính trên đầu ngón tay, nhưng cũng “kịp” đưa XDH lên mức 33.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.

Việc cổ đông nhiều doanh nghiệp “không thèm” mang cổ phiếu ra giao dịch, chỉ khư khư ôm hàng chờ nhận cổ tức, nhận thưởng cũng không phải là hiếm thấy trên thị trường.

Tình hình kinh doanh của HCC1

Về tình hình kinh doanh, năm 2018 đánh dấu năm đầu tiên đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán, HCC1 đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu – mức cao nhất so với một số năm trước và sau đó. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 cũng là năm lãi lớn nhất, đạt 197 tỷ đồng. Những năm sau đó ngoại trừ năm 2019 cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm sâu, thì năm 2020 và năm 2021 công ty kinh doanh khá ổn định. Lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2020 là 128 tỷ đồng, giảm 25% so với số lãi đạt được năm 2020.

Đặc biệt 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu công ty mới đạt 209 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng. Mức này đã hoàn thành 70% kế hoạch doanh thu và 80% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm, nhưng vẫn còn giảm rất sâu so với những gì đạt được năm 2021.

Điểm hấp dẫn của HCCI từ ngày lên sàn

Xây dựng Hà Nội tiền thân từ các đơn vị Công ty Xây dựng 104, Công trường 106, Xí nghiệp Xây lắp công nghiệp, Công trường 17 của công ty sửa chữa nhà cửa, Công trường Thanh niên tình nguyện kiến thiết Thủ Đô, 1 phân xưởng bê tông của Xí nghiệp gạch lát Nam Thắng Sáp nhập lại. Công ty được thành lập từ năm 1972 nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên xây dựng các công trình dân dựng, dịch vụ, phúc lợi công cộng của Thành phố.

Năm 1993 công ty bước vào thời kỳ mới, là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu sư lãnh đạo và quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, Sở xây dựng Hà Nội. Công ty hoàn toàn chủ động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Dự ánđầu tiền là Khu đô thị mới Yên Hoà. Năm 2007 công ty hoàn tất quá trình cổ phần hoá với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.

Điểm hấp dẫn nhất của Xây dựng Hà Nội khi công ty đưa cổ phiếu lên sàn là danh mục đất đai công ty nắm giữ. Trong số đó có nhiều lô đất ở vị trí đắc địa ngay tại Hà Nội. Có thể lấy ví dụ như lô đất 1.521m2 tại phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội – là trụ sở văn phòng công ty và một số xí nghiệp trực thuộc.

Hay lô đất 500m2 tại Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – là văn phòng làm việc của Xí nghiệp xây lắp 4.

Hay lô đất hơn 2.343m2 tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội – là đất kho, văn phòng làm việc của các xí nghiệp.

Hay lô đất gần 2.105m2 tại Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội trong đó có 160m2 là văn phòng làm việc của xí nghiệp 7, còn lại làm kho.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.