Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Ngày đăng 17:29 23/06/2025
Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Vietstock - Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz - con đường huyết mạch của dòng dầu thô toàn cầu.

"Tôi khuyến khích Chính phủ Trung Quốc liên lạc với họ (PV: Iran) về vấn đề này, vì Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào eo biển Hormuz để nhập khẩu dầu", ông Rubio nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn trên Fox News. Hiện Trung Quốc chính là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran và duy trì mối quan hệ thân thiện với Tehran.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng leo thang. Ngoại trưởng Iran đã đưa ra cảnh báo cứng rắn vào ngày 22/06, tuyên bố nước này "bảo lưu mọi lựa chọn để bảo vệ chủ quyền", sau khi Mỹ tiến hành không kích ba cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran vào cuối tuần qua.

Truyền thông nhà nước Iran cho biết quốc hội nước này đã bỏ phiếu ủng hộ việc đóng cửa eo biển Hormuz, theo lời một nhà lập pháp cấp cao. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về hội đồng an ninh quốc gia Iran.

Hậu quả toàn cầu từ "điểm nghẽn" năng lượng

Eo biển Hormuz là huyết mạch của dòng chảy năng lượng toàn cầu. Con số 20 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương 20% lượng tiêu thụ toàn thế giới, đã được vận chuyển qua đường thủy hẹp này trong năm 2024, theo số liệu từ Cục Thông tin Năng lượng Mỹ.

Goldman Sachs (NYSE:GS) và công ty tư vấn Rapidan Energy cảnh báo giá dầu có thể vọt lên trên 100 USD/thùng nếu eo biển bị phong tỏa trong thời gian dài. Tuy nhiên, JPMorgan có quan điểm khác, đánh giá rủi ro Iran thực sự đóng cửa Hormuz ở mức thấp vì Washington sẽ coi đây là hành động tuyên chiến.

Ngoại trưởng Rubio gọi việc đóng cửa eo biển Hormuz là "tự sát kinh tế" bởi chính Iran cũng phải dựa vào tuyến đường này để xuất khẩu dầu mỏ.

Là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC với sản lượng 3.3 triệu thùng mỗi ngày, Iran đã xuất khẩu 1.84 triệu thùng/ngày trong tháng trước, với phần lớn đi đến Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Kpler, khoảng một nửa lượng dầu thô nhập khẩu đường biển của Trung Quốc có nguồn gốc từ Vịnh Ba Tư.

"Việc cắt đứt eo biển sẽ ngăn dòng chảy xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc, làm mất đi một nguồn thu then chốt", Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler, nhận định với CNBC.

Rubio khẳng định Washington vẫn giữ "các lựa chọn" để đối phó nếu Iran thực sự tiến hành đóng cửa eo biển. "Điều đó sẽ tổn hại nền kinh tế của các nước khác tệ hại hơn nhiều so với chúng tôi", ông nhấn mạnh. "Tôi nghĩ đó sẽ là một sự leo thang lớn và sẽ có phản ứng mạnh mẽ, không chỉ từ Mỹ mà còn từ cộng đồng quốc tế”.

Hạm đội Năm của Hải quân Mỹ đóng quân tại Bahrain với nhiệm vụ bảo vệ các tuyến thương mại hàng hải ở Vịnh Ba Tư, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Trong khi phần lớn những người tham gia thị trường dầu mỏ tin tưởng vào khả năng Hải quân Mỹ sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa mọi nỗ lực phong tỏa của Iran, một số chuyên gia lại có cái nhìn thận trọng hơn.

Bob McNally, nhà sáng lập Rapidan Energy và cựu Cố vấn năng lượng của Tổng thống George W. Bush, cảnh báo: "Theo quan điểm của chúng tôi, Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển qua Hormuz lâu hơn nhiều so với những gì thị trường dự đoán”.

McNally dự báo hoạt động vận chuyển có thể bị gián đoạn trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, trái ngược với kỳ vọng của thị trường rằng Hải quân Mỹ sẽ giải quyết tình huống chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. "Cuối cùng Mỹ sẽ chiến thắng, nhưng đó sẽ không phải là chuyện dễ dàng", ông thẳng thắn với CNBC.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.