Tin Tức Nóng Hổi
Giảm 40% 0
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+ Nhận ƯU ĐÃI 40%

Đánh giá Động lượng Thị trường

 

“Tôi có hai quy tắc cơ bản để thành công trong giao dịch cũng như trong cuộc sống:

1. Không đặt cược thì không thể thắng cược.

2. Nếu mất trắng tay thì không thể đặt cược.”

- Larry Hite

Giao dịch kỹ thuật đơn giản là việc nghiêng về phía lợi nhuận trên cán cân lợi nhuận-rủi ro sao cho có lợi cho bạn. Ở điểm này, chỉ báo là một bộ công cụ tiện dụng có khả năng giúp bạn nhận ra kết quả tích cực.

Chỉ báo là gì?

Trong phân tích kỹ thuật, chỉ báo được sử dụng để dự báo xu hướng thị trường. Chúng là các phép tính toán học dựa trên diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử hoặc kết hợp cả hai. Chỉ báo là một phần không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật và được thể hiện trên biểu đồ giá hoặc được minh họa bên dưới. Chỉ báo thường được truy xuất ngược về dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử để kiểm tra tính hiệu quả của chúng trong việc dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai.

Về mặt tổng quan, chỉ báo kỹ thuật có thể phân thành bốn loại:

  1. Chỉ báo Xu hướng – Xu hướng là hướng đi chung của diễn biến giá của một loại tài sản. Chỉ báo xu hướng cố gắng xác định xu hướng thị trường và xác định chính xác các vùng “mua” và “bán” tiềm năng trên thị trường. Đường trung bình động Đơn giản (SMA) và Đường trung bình động Lũy thừa (EMA) là hai chỉ báo xu hướng phổ biến nhất.
  2. Chỉ báo Động lượng – Chỉ báo Động lượng đo lường tỷ suất mà ở đó giá của một loại tài sản thay đổi. Các chỉ báo động lượng được sử dụng rộng rãi bao gồm Chỉ báo Dao động Ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator), Chỉ báo Sức mạnh Tương đối (RSI) và William’s %R.
  3. Chỉ báo Khối lượng – Chỉ báo khối lượng được sử dụng để xác nhận sức mạnh của một xu hướng giá. Thiếu xác nhận thường dẫn đến hiện tượng đảo chiều giá. Các chỉ báo khối lượng phổ biến nhất bao gồm Khối lượng Cân bằng (OBV), Tích lũy-Phân phối và Chỉ số Dòng tiền (MFI).
  4. Chỉ báo Dao động – Chỉ số dao động đo lường sự dao động giá của tài sản. Sau các giai đoạn thị trường có biến động lớn thường là các giai đoạn có biến động nhỏ hơn và ngược lại. Dải Bollinger, Khoảng Dao động Thực tế Trung bình (ATR) và Kênh Keltner là những ví dụ điển hình của chỉ báo dao động.

Với tài khoản ECN của FXTM, các nhà giao dịch có thể thêm hàng trăm chỉ báo xu hướng, động lượng, khối lượng và dao động vào các biểu đồ giá trên các nền tảng giao dịch MetaTrader4 và MetaTrader5*. Ngoài ra, người dùng có thể truy cập công cụ Chiến lược Điểm Pivot FXTM được tích hợp trực tiếp trên nền tảng giao dịch.

Chỉ báo thể hiện điều gì?

Chỉ báo kỹ thuật cung cấp cho các nhà giao dịch một khung giá thực tế để ra quyết định. Thay vì mua và bán dựa trên linh cảm và tin đồn, chỉ báo đại diện cho một cách tiếp cận mang tính toán học nhiều hơn để phân tích. Khi nhìn vào xu hướng giá, động lượng, khối lượng và biến động, các nhà giao dịch sẽ có thêm góc nhìn về diễn biến giá, từ đó có thể hình thành cơ sở để tham gia và thoát khỏi giao dịch.

Tại sao chỉ báo lại hữu ích?

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ phân tích mà các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể sử dụng để cân nhắc giá cả trong quá khứ và dự báo biến động giá trong tương lai. Trong khi các nhà phân tích cơ bản theo dõi các báo cáo kinh tế để xây dựng chiến lược cho mình thì các nhà giao dịch kỹ thuật thường chỉ dựa vào các chỉ báo để giúp giải thích thị trường tài chính. Mục đích tối cao của chỉ báo kỹ thuật là để xác định các vị trí “mua” và “bán” tiềm năng trên một biểu đồ giá.

Ví dụ: Theo sau điểm giao thoa giữa hai đường trung bình động Đơn giản thường là biến chuyển về xu hướng và đại diện cho một trong những tín hiệu giao dịch kỹ thuật cơ bản nhất. Do đó, bằng cách vận dụng đường trung bình động lên biểu đồ giá, các nhà giao dịch có thể phát hiện ra các khu vực có khả năng chuyển hướng.

Một hình thức phân tích kỹ thuật nâng cao là sử dụng các “chiến lược” để xác định quy tắc bắt đầu và ngừng giao dịch. Chiến lược giao dịch kỹ thuật là một bộ quy tắc xác định cách mở và đóng giao dịch. Thông thường, chiến lược bao gồm việc sử dụng cụ thể một hoặc nhiều chỉ báo để tập trung vào các khu vực có khả năng hiện thực hóa kết quả giao dịch thành công cao hơn bình thường.

Lợi thế lớn của việc sử dụng chiến lược dựa trên chỉ báo để giao dịch và đầu tư là những kỹ thuật này có thể giúp giảm khả năng chúng ta để cảm xúc ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.

Nhược điểm của Chỉ báo là gì?

Sai lầm phổ biến nhất khi sử dụng chỉ báo của các nhà giao dịch nghiệp dư là sử dụng quá nhiều chỉ báo để tạo ra các tín hiệu “mua” và “bán”. “Càng đông, càng vui” có thể đúng trong các khía cạnh khác của cuộc sống, nhưng quy tắc đó chưa chắc đã áp dụng được trong giao dịch.

Theo dõi quá nhiều chỉ báo có thể dẫn đến tình trạng “tê liệt phân tích”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới hạn ở mức tối đa 5 chỉ báo có thể giúp tối ưu hóa kết quả giao dịch.

Một sai lầm phổ biến khác của người mới bắt đầu là sử dụng nhiều chỉ báo tập trung vào cùng một đặc trưng của biến động giá, chẳng hạn như động lượng. Điều này có thể gây ra những tín hiệu dư thừa.

Nhà giao dịch cần lựa chọn những chỉ báo lý tưởng để cân bằng lẫn nhau thật hiệu quả mà không tạo ra kết quả dư thừa. Chẳng hạn như, một chiến lược hữu ích có thể kết hợp cả chỉ báo xu hướng và chỉ báo động lượng để tạo thành tín hiệu bắt đầu giao dịch.

Đôi điều về Chỉ báo

Hàng trăm chỉ báo kỹ thuật được thiết kế để giúp bạn nắm bắt tốt hơn thực trạng biến động của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng lạm dụng quá nhiều chỉ báo hoặc sử dụng kém hiệu quả. Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu được những hạn chế của việc sử dụng kết quả trong quá khứ để dự báo giá trong tương lai. Để tận dụng tối đa các công cụ phân tích tuyệt vời này, thành công sau cùng phụ thuộc vào khả năng tránh quá tải thông tin và biết cách tối ưu hóa các chỉ báo.

*Khách hàng của ForexTime UK Limited không thể sử dụng MetaTrader 5.

Miễn trừ Trách nhiệm: Tuyên bố miễn trừ: Tài liệu được viết/bằng hình ảnh bao gồm các ý kiến và ý kiến cá nhân. Nội dung tại đây không nên được xem là cấu thành lời khuyên đầu tư thuộc bất cứ hình thức nào và/hoặc gợi ý giao dịch. Nội dung này không bao hàm nghĩa vụ phải mua dịch vụ đầu tư, cũng không đảm bảo hay dự đoán hiệu quả hoạt động trong tương lai. FXTM, các chi nhánh, đại diện, giám đốc, viên chức hoặc nhân viên của FXTM không đảm bảo độ chính xác, hiệu lực, tính cập nhật hoặc hoàn thiện của bất cứ thông tin hay dữ liệu nào có sẵn và không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào cho bất cứ khoản thua lỗ nào phát sinh từ bất cứ khoản đầu tư nào dựa vào các thông tin này.

FXTM là nhà môi giới forex trực tuyến quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính trong lĩnh vực forex, CFD trên kim loại quý và CFD trên Hợp đồng hàng hóa tương lai, Chỉ số và Cổ phần.

Thương hiệu FXTM được ủy quyền và chịu sự quy định của pháp luật của nhiều khu vực khác nhau. ForexTime Limited (www.forextime.com/eu) được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Cộng hòa Síp, giấy phép CIF số 185/12, cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính (Financial Sector Conduct Authority - FSCA) Nam Phi, FSP số 46614. Công ty cũng được đăng ký với Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh với số 600475. Exinity Limited (www.forextime.com) hoạt động theo quy định của Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Cộng hòa Mauritius với giấy phép công ty đầu tư số C113012295. Forextime UK Limited (www.forextime.com/uk) được cấp phép và quy định bởi Cơ quan Quản lý Tài chính với số tham chiếu công ty 777911.

CFD là các công cụ phức tạp và đi kèm với rủi ro lỗ tiền ở mức độ cao và nhanh chóng do đòn bẩy. 90% trong số các tài khoản của nhà đầu tư bán lẻ thua lỗ khi giao dịch CFD với nhà cung cấp này. Bạn nên cân nhắc xem mình có hiểu cách thức hoạt động của CFD và có đủ khả năng chấp nhận nguy cơ mất tiền cao hay không.”

@2019 FXTM

Đăng ký với Google
hoặc
Đăng ký bằng Email