Tin Tức Nóng Hổi
Giảm 40% 0
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+ Nhận ƯU ĐÃI 40%

Lập biểu đồ Biến động giá tài sản

 

“Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu luôn rõ nét hơn kính chắn gió.”

-Warren Buffett

Biểu đồ giá là một vũ khí thiết yếu trong kho vũ khí của bất kỳ nhà giao dịch nào. Chúng biểu thị biến động giá trong lịch sử và khối lượng giao dịch của một loại tài sản bằng hình ảnh. Các nhà giao dịch thường cố gắng dự báo xu hướng trong tương lai của giá tài sản bằng cách phân tích biến động giá trong quá khứ để thu thập những thông tin quan trọng. Về mặt tổng quan, biểu đồ giá giao dịch có thể chia làm ba loại.

Có bao nhiêu loại biểu đồ giá khác nhau?

1. Biểu đồ đường kẻ

Đúng như cái tên của nó, biểu đồ đường kẻ được tạo thành từ một đường kẻ duy nhất đi từ trái sang phải. Chúng được hình thành bằng cách nối giá đóng cửa trong khoảng thời gian tính toán. Với những tiến bộ của nền tảng giao dịch máy tính, rất ít nhà giao dịch hiện nay còn sử dụng biểu đồ đường kẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dài hạn vẫn đánh giá cao chúng. Họ tìm cách xác định các điểm bứt phá ở trên và dưới các đỉnh và đáy trong biểu đồ đường kẻ để bắt đầu giao dịch mua hoặc bán.

2. Biểu đồ hình cột

Thường được gọi là biểu đồ Mở-Cao-Thấp-Đóng (OHLC), biểu đồ hình cột bao gồm một loạt các đường thẳng đứng, độ cao và thấp của mỗi đường (cột) đại diện cho mức giá cao nhất và thấp nhất trong một khung thời gian cụ thể. Một đường nằm ngang ngắn chạy từ bên trái sang biểu thị giá mở cửa trong khung thời gian, đồng thời một đường ngang nhỏ chạy từ bên phải của cột đứng biểu thị giá đóng cửa trong cùng khoảng thời gian đó. Trong nhiều năm, biểu đồ hình cột vẫn là lựa chọn ưa thích của các nhà giao dịch trước khi biểu đồ hình nến Nhật Bản trở nên phổ biến hơn.

3. Biểu đồ hình nến

Biểu đồ hình nến là loại biểu đồ giá được sử dụng rộng rãi nhất ở cả các nhà đầu tư dài hạn và nhà giao dịch ngắn hạn. Cột nến được tạo thành từ ba phần cơ bản - thân nến, bóng nến trên và bóng nến dưới. Thân nến có hai màu tương ứng với biến động giá giảm và tăng. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ sử dụng màu xanh lá để đại diện cho biến động tăng và đỏ cho biến động giảm.

Nếu thân nến có màu xanh lá, giá mở cửa ở đầu dưới và giá đóng cửa ở phía trên của thân nến. Ngược lại, nến đỏ chỉ ra rằng giá đóng cửa (ở dưới thân nến) thấp hơn giá mở cửa trong khoảng thời gian tính toán.

Bóng nến trên và dưới là hai đường mảnh nhô ra từ đỉnh và đáy của thân nến, đại diện cho mức giá cao và thấp đạt được trong khoảng thời gian tính toán.

Biểu đồ giá cho chúng ta biết điều gì?

Nhà giao dịch theo dõi biểu đồ giá để phân tích biến động giá của tài sản và xác định thời điểm bắt đầu và dừng giao dịch. Mặc dù có một số loại biểu đồ giá khác nhau nhưng về cơ bản đều hiển thị cùng một loại thông tin - giá quá khứ và hiện tại. Loại biểu đồ giá nào cũng đều có khung thời gian trên trục hoành còn trục tung biểu thị biến động giá của tài sản.

Tại sao đọc biểu đồ giá lại hữu ích và thực tế?

Các nghiên cứu về giao dịch kỹ thuật đề xuất rằng giá hiện tại của tài sản phản ánh toàn bộ thông tin có thể tiếp cận công khai. Mặc dù các tin đồn có thể liên tục biến động khiến giá có thể tăng hoặc giảm mạnh nhưng cuối cùng thì giá hiện tại sẽ là điểm cân bằng hiện hữu giữa người mua và người bán. Khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư quyết định mua hoặc bán, biến động giá của tài sản sẽ phản ánh sự thay đổi trong nhận thức về giá trị của tài sản đó.

Phân tích kỹ thuật, bao gồm nghiên cứu biểu đồ giá để xác định xu hướng, cho thấy rằng công cụ duy nhất mà giao dịch cần là một biểu đồ giá đơn giản. Vì mọi thông tin liên quan đến một tài sản đều được làm nổi bật bằng biến động giá trên biểu đồ giá, phương pháp phân tích này cho thấy rằng chúng ta không cần phải lo lắng về nguyên nhân của biến động giá. Nếu lãi khi mua nhiều hơn lãi khi bán, giá sẽ tăng. Ngược lại, nếu lãi khi bán nhiều hơn lãi khi mua, giá sẽ giảm.

Phương pháp tốt nhất để tìm hiểu cách diễn giải biểu đồ giá và xây dựng chiến lược giao dịch tương ứng là bắt đầu khám phá tất cả các loại biểu đồ giá hiện hành. Tài khoản giao dịch ảo miễn phí đầy hấp dẫn của FXTM là điểm khởi đầu hoàn hảo với nhiều công cụ biểu đồ giá tích hợp cho phép bạn thực hành giao dịch trong môi trường đầu tư bằng tiền ảo không rủi ro.

Kết luận về Biểu đồ giá

Biểu đồ giá là đại diện trực quan lý tưởng của một tài sản có giá biến động theo thời gian. Cũng phải nói rằng, biến động giá trong quá khứ không phải lúc nào cũng đảm bảo xu hướng giá trong tương lai. Nhưng biểu đồ giá sẽ cho chúng ta một hình mẫu hữu ích để hiểu về biến động giá và xu hướng trong tương lai.

Cách tốt nhất để kết hợp các biểu đồ giá với chiến lược của bạn là bắt đầu thử nghiệm các mẫu biểu đồ để xem tác động của biểu đồ đến quan sát của bạn cũng như những thông tin chi tiết mà bạn thu thập được. Khi bạn bắt đầu xây dựng khối kiến thức và phát triển các chiến lược giao dịch, bạn sẽ tìm được sở thích và hoàn thiện phong cách cũng như chiến thuật giao dịch của mình.

Miễn trừ Trách nhiệm: Tuyên bố miễn trừ: Tài liệu được viết/bằng hình ảnh bao gồm các ý kiến và ý kiến cá nhân. Nội dung tại đây không nên được xem là cấu thành lời khuyên đầu tư thuộc bất cứ hình thức nào và/hoặc gợi ý giao dịch. Nội dung này không bao hàm nghĩa vụ phải mua dịch vụ đầu tư, cũng không đảm bảo hay dự đoán hiệu quả hoạt động trong tương lai. FXTM, các chi nhánh, đại diện, giám đốc, viên chức hoặc nhân viên của FXTM không đảm bảo độ chính xác, hiệu lực, tính cập nhật hoặc hoàn thiện của bất cứ thông tin hay dữ liệu nào có sẵn và không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào cho bất cứ khoản thua lỗ nào phát sinh từ bất cứ khoản đầu tư nào dựa vào các thông tin này.

FXTM là nhà môi giới forex trực tuyến quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính trong lĩnh vực forex, CFD trên kim loại quý và CFD trên Hợp đồng hàng hóa tương lai, Chỉ số và Cổ phần.

Thương hiệu FXTM được ủy quyền và chịu sự quy định của pháp luật của nhiều khu vực khác nhau. ForexTime Limited (www.forextime.com/eu) được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Cộng hòa Síp, giấy phép CIF số 185/12, cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính (Financial Sector Conduct Authority - FSCA) Nam Phi, FSP số 46614. Công ty cũng được đăng ký với Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh với số 600475. Exinity Limited (www.forextime.com) hoạt động theo quy định của Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Cộng hòa Mauritius với giấy phép công ty đầu tư số C113012295. Forextime UK Limited (www.forextime.com/uk) được cấp phép và quy định bởi Cơ quan Quản lý Tài chính với số tham chiếu công ty 777911.

CFD là các công cụ phức tạp và đi kèm với rủi ro lỗ tiền ở mức độ cao và nhanh chóng do đòn bẩy. 90% trong số các tài khoản của nhà đầu tư bán lẻ thua lỗ khi giao dịch CFD với nhà cung cấp này. Bạn nên cân nhắc xem mình có hiểu cách thức hoạt động của CFD và có đủ khả năng chấp nhận nguy cơ mất tiền cao hay không.”

@2019 FXTM

Đăng ký với Google
hoặc
Đăng ký bằng Email