💎 Xem Những Công Ty Đang Hoạt Động Tốt Nhất Trên Thị Trường Hôm NayBắt đầu

Lạm phát giá thực phẩm - “Nút chặn dưới” của lãi suất tại châu Á

Ngày đăng 02:57 30/08/2023
Lạm phát giá thực phẩm - “Nút chặn dưới” của lãi suất tại châu Á

Vietstock - Lạm phát giá thực phẩm - “Nút chặn dưới” của lãi suất tại châu Á

Theo các chuyên gia, việc tăng cường nguồn cung và chính sách tài khóa vẫn nên là “vũ khí tự vệ” đầu tiên của châu Á trước sự gia tăng của giá thực phẩm.

Các bao gạo được bày bán tại một siêu thị ở Penang, Malaysia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đà tăng giá thực phẩm ở châu Á đang đẩy lùi triển vọng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương trong khu vực này.

Triển vọng giá thực phẩm leo thang

Ngoại trừ Trung Quốc, nơi giá thịt lợn giảm mạnh đã kéo giá thực phẩm nhìn chung đi xuống, giá thực phẩm ở châu Á đã tăng 7,3% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 4,8% trong tháng Sáu và gần mức đỉnh 7,4% ghi nhận hồi tháng Chín năm ngoái.

Ấn Độ đóng vai trò lớn trong sự gia tăng này. Mùa mưa gió mùa đến muộn và không đồng đều đã tác động tiêu cực đến sản lượng vụ mùa và đẩy lạm phát thực phẩm theo năm lên đến 10,6%.

Đà tăng giá thực phẩm còn tăng tốc mạnh mẽ ở Nhật Bản và “neo” ở các mức cao tại Singapore và Philippines. Trong khi đó, đà tăng giá ở Indonesia và Thái Lan lại giảm tốc nhờ nguồn cung ổn định hơn, quản lý hoạt động phân phối thực phẩm tốt hơn và theo dõi giá cả sát sao hơn. Nhưng còn chưa rõ liệu những hiệu ứng này có thể kéo dài hay không.

Nhìn chung, giá thực phẩm vẫn có nguy cơ tiếp tục leo dốc. Hiện tượng thời tiết El Nino, có thể dẫn đến hạn hán và mất mùa ở Nam Á và Đông Nam Á, xảy ra đồng thời với sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen và quyết định hạn chế xuất khẩu gạo và hành tây của Ấn Độ.

Ấn Độ chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới và lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo của nước này đã giáng một đòn lên các nước nhập khẩu như Philippines và Indonesia vốn đang tìm cách tăng cường mua gạo để tránh khả năng thiếu hụt nguồn cung.

Sau động thái này của Ấn Độ, chỉ số giá gạo của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2008, trong khi giá các loại ngũ cốc khác và giá các loại hạt lấy dầu đã cắt đứt đà giảm.

Bên cạnh đó, triển vọng giá thực phẩm leo thang hơn nữa còn được củng cố bởi những đồn đoán về khả năng các nước xuất khẩu thực phẩm sẽ ban hành thêm nhiều biện pháp hạn chế nữa, trong khi các nước nhập khẩu sẽ tăng cường đặt hàng để đề phòng trường hợp thiếu hụt nguồn cung.

Chính sách tiền tệ không phải là công cụ hữu hiệu nhất

Giá thực phẩm tăng cao sẽ đặt ra một vấn đề với hầu hết các nền kinh tế châu Á. Gạo là loại ngũ cốc chủ đạo đối với người dân châu Á, và giá gạo ổn định trong năm ngoái đã giúp khu vực này chống chịu tác động từ sự gia tăng trong giá lúa mỳ và các loại thực phẩm nhất định khác tốt hơn so các khu vực khác. Nhưng giờ đây, gạo lại đang trên đà tăng giá.

Các nước nhập khẩu ròng thực phẩm, trong đó có tất cả các nền kinh tế phát triển ở châu Á và Philippines, sẽ chịu nguy cơ cao hơn. Nhưng kể cả các nước xuất khẩu thực phẩm ròng như Indonesia và Thái Lan cũng không miễn nhiễm hoàn toàn, vì các nước này vẫn phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu lúa mỳ, đậu tương và các mặt hàng thực phẩm khác cũng có khả năng tăng giá nếu việc vận chuyển qua Biển Đen vẫn không đảm bảo.

Sản lượng vụ mùa của các nước này cũng có thể chịu ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino. Thái Lan cho biết nước này có thể giảm trồng lúa trong năm nay để tiết kiệm nước.

Các ngân hàng trung ương ở châu Á chắc chắn đang theo dõi các nguy cơ lạm phát kể cả khi đã dừng tăng lãi suất. Thực phẩm chiếm 27% chỉ số giá tiêu dùng chung của châu Á, và tỷ lệ này ở từng quốc gia giao động từ 14% với Hàn Quốc đến 46% với Ấn Độ.

Tỷ trọng cao như vậy đồng nghĩa với việc những thay đổi trong giá thực phẩm ở châu Á có thể ảnh hưởng lớn đến lạm phát.

Trong khi đó, các đồng tiền suy yếu và giá dầu thô gia tăng cũng làm dấy lên những lo ngại về lạm phát giá hàng nhập khẩu. {{8849|Giá dầdầu Brent Biển Bắc đã quay lại mức trên 80 USD/thùng sau khi giảm xuống mức thấp 71,60 USD/thùng trong tháng Sáu.

Dù tác động trực tiếp của giá dầu đến lạm phát nhỏ hơn nhiều so với ảnh hưởng của giá thực phẩm, nhưng nó có thể tạo hiệu ứng lan tỏa đảng kể đối với các mặt hàng khác trong giỏ mua sắp của người tiêu dùng.

Giá dầu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào nông nghiệp và khiến cho thực phẩm đắt đỏ hơn. Liên hợp quốc cho rằng giá dầu thô toàn cầu là một yếu tố góp phần khiến giá dầu thực vật tăng đến 12,1% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái.

Chung quy lại, các điều kiện này sẽ khiến các ngân hàng trung ương ở châu Á khó có thể “nối gót” các ngân hàng trung ương ở phương Tây và đồng loạt hạ lãi suất trong năm nay.

Trên thực tế, một số ít nước còn có thể phải tiếp tục nâng lãi suất trước những áp lực mới về giá cả, sau khi đã lao đao với sự leo thang của lạm phát trong năm ngoái.

Dưới thời của tân Thống đốc Eli Remolona, Ngân hàng Trung ương Philippines đã quay lại với lập trường thiên về ủng hộ tăng lãi suất và có khả năng sẽ nâng lãi suất thêm ít nhất hai lần nữa trong năm nay.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Còn các ngân hàng trung ương khác trong khu vực có thể phải đến năm 2024 với có thể hạ lãi suất.

Điều này là hợp lý, vì chính sách tiền tệ không phải là công cụ hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng lạm phát thực phẩm. Giải pháp tốt hơn đến từ việc tăng cường nguồn cung, và chính sách tài khóa vẫn nên là “vũ khí tự vệ” đầu tiên của châu Á trước sự gia tăng của giá thực phẩm./.

Khánh Ly

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.