Giá đường trong nước tại Ấn Độ cũng tăng vọt trong tuần này lên mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây. Quốc tếBất ngờ: Ấn Độ cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 nămLan Nhi • {Ngày xuất bản}Giá đường trong nước tại Ấn Độ cũng tăng vọt trong tuần này lên mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây.
Giá đường trong nước tại Ấn Độ cũng tăng vọt trong tuần này lên mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây.
Điều này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào đường xuất khẩu từ quốc gia Nam Á này khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu đường
Theo thông tin từ Chính phủ, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong các niên vụ tiếp theo kể từ tháng 10 năm nay. Đồng nghĩa với việc chính thức tạm dừng hoàn toàn xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm, bởi lẽ do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, gây sụt giảm đáng kể sản lượng mía tại đây.
Một nguồn tin cho biết trọng tâm chính của Ấn Độ là đáp ứng nhu cầu đường tại địa phương và sản xuất ethanol từ mía dư thừa. Trong niên vụ sắp tới, quốc gia này sẽ không có đủ đường để phân bổ cho hạn ngạch xuất khẩu”.
Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại tính đến ngày 30/9, sau khi cho phép họ bán kỷ lục 11,1 triệu tấn trong niên vụ trước.
Năm 2016, Ấn Độ áp thuế 20% đối với xuất khẩu đường để hạn chế doanh số bán ra nước ngoài.
Tình trạng mưa gió mùa kéo dài tại các huyện trồng mía hàng đầu của bang Maharashtra phía Tây và bang Karnataka phía Nam - chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đường của Ấn Độ cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ. Mới đây, các huyện trên đã cho biết sản lượng đạt được thấp hơn tới 50% so với mức trung bình trong năm nay.
Dự đoán những cơn mưa rải rác sẽ tiếp tục giảm sản lượng đường trong niên vụ 2023 - 2024 và thậm chí làm giảm việc trồng trọt trong niên vụ 2024 -2025.
Sản lượng đường của Ấn Độ có thể giảm 3,3% xuống 31,7 triệu tấn trong niên vụ 2023-2024.
Giá đường trong nước tăng vọt trong tuần này lên mức cao nhất trong gần hai năm, khiến Chính phủ phải ra lệnh cho phép các nhà máy bán thêm 200.000 tấn trong tháng 8.
Lạm phát bán lẻ ở Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng lên tới 7,44% trong tháng 7 và lạm phát thực phẩm chạm ngưỡng 11,5% - mức cao nhất trong hơn 3 năm.
Thủ đô New Delhi mới đây đã áp đặt mức thuế 40% đối với ngành xuất khẩu nhằm nỗ lực thúc đẩy bình ổn giá thực phẩm trước cuộc bầu cử cấp bang vào cuối năm nay.
Mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ đường gia tăng tại Việt Nam
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2023, mức tiêu thụ đường nội địa của Việt Nam được đánh giá ở mức từ 2,3 - 2,4 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên theo số liệu từ Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam (VSSA), hiện sản lượng đường trong nước niên độ 2022-2023 ước tính chỉ đạt 871 nghìn tấn. Điều này có nghĩa sản lượng đường trong nước dự kiến sẽ chỉ đáp ứng được 36% nhu cầu tiêu thụ trong năm 2023.
Tuy không phải là quốc gia nhập khẩu đường thuộc top đầu thế giới nhưng với sức ép ngày càng gia tăng về nhu cầu tiêu thụ đường, rõ ràng Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nhất định khi lượng đường sản xuất trong nước không đủ đáp ứng đi kèm việc bổ sung nguồn cung từ nhập khẩu ngày càng khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thực tế việc nguồn cung trong nước gặp nhiều khó khăn đã từng cho thấy các hệ quả không chỉ làm suy giảm sức cạnh tranh của ngành mía đường, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn vị sản xuất khác trong nước, tạo kẽ hở cho đường lậu hoành hành.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước những lo ngại về lạm phát mạnh nhất trong hàng thập kỷ do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mùa vụ, cung – cầu, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, Việt Nam chắc chắn sẽ không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.