Giá cà phê bật tăng trong tháng cuối cùng của năm 2022 có thể là dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê niêm yết trong 2023. Sự phục hồi mạnh mẽ của giá cà phê khoảng 1 tháng trở lại đây đang thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp kinh doanh cà phê, người tiêu dùng mà còn cả của những nhà đầu tư yêu thích đầu tư hàng hóa, cổ phiếu cà phê - ngành đạt kỷ lục gần 4 tỷ USD xuất khẩu năm 2022.
Thị trường hiện đang rất mong đợi thông tin về dữ liệu giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này. Thông tin này có thể ảnh hưởng đến chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ. Giá trị đồng nội tệ của Brazil giảm cũng là yếu tố kìm hãm giá cà phê Arabica.
Giá cà phê tổng hợp toàn cầu được theo dõi bởi ICO (I-CIP) đã tăng nhẹ 0,3% lên mức trung bình 157,7 US cent/pound trong tháng 12/2022. Tương ứng với mức giá dao động trong khoảng 152 - 162,3 US cent/pound.
Nhìn chung giá của tất cả các nhóm cà phê đều tăng nhẹ trong tháng cuối cùng của năm 2022. Trong đó, cà phê arabica Colombia, arabica Brazil và robusta tăng lần lượt là 0,4%, 1,5% và 1,3% so với tháng trước, đạt 224,1 US cent/pound, 169 US cent/pound và 93,8 US cent/pound.
Riêng nhóm cà phê arabica khác giảm 1,7% xuống 210,2 US cent/pound.
Chênh lệch giá giữa hợp đồng kỳ hạn trên sàn New York và London cũng tăng nhẹ 0,2% trong tháng vừa qua lên mức 82,3 US cent/pound so với 82,13 US cent/pound của tháng 11.
Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2022-2023. Nguồn: USDA |
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến tăng hơn 800.000 bao lên 167,9 triệu bao, với mức tăng chủ yếu ở Liên minh châu u, Mỹ và Brazil. Như vậy, nguồn cung cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023.
Ngành cà phê ở Việt Nam: Xuất khẩu đạt kỷ lục gần 4 tỷ USD
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay 10/1 cũng tăng lên tại các khu vực trọng điểm Tây Nguyên, mức giá dao động từ 39.300 - 40.000 đồng/kg.
Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá cao kỷ lục 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.
Sản lượng của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới được dự báo đạt 30,2 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, giảm 1,4 triệu bao so với vụ thu hoạch kỷ lục trước đó. Diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản lượng vẫn là cà phê robusta.
Sản lượng cà phê robusta thế giới (bao gồm Việt Nam) trong niên vụ 2022-2023 |
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2022-2023 cũng được dự báo sẽ giảm 1,5 triệu bao, xuống còn 24,5 triệu bao do nguồn cung thấp hơn và tồn kho cuối vụ dự kiến giảm 200.000 bao xuống còn 3,1 triệu bao.
Doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán kinh doanh thế nào?
Trên sàn chứng khoán, một số đơn vị kinh doanh cà phê tiêu biểu nhưVinacafe Biên Hòa, Cà phê Phước An, Cà phê Gia Lai, Cà phê Thắng Lợi,
Kết thúc quý 3/2022, CTCP Vinacafé Biên Hòa (HOSE: VCF (HM:VCF)) lãi sau thuế gần 75 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, VFC ghi nhận doanh thu tài chính giảm 36% còn hơn 10 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng cao gấp 2 lần cùng kỳ lên hơn 2 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng lên gần 4,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ hơn 1 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý được tiết giảm 48% chỉ còn hơn 6 tỷ đồng.
Năm 2022, Công ty đề ra 2 kế hoạch kinh doanh dựa vào tình hình thực tế. Theo kịch bản tích cực, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.900 tỷ đồng và 600 tỷ đồng; theo kịch bản tiêu cực lần lượt đạt 2.500 tỷ đồng và 500 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, VCF đã thực hiện được gần 52% chỉ tiêu doanh thu và hơn 35% kế hoạch lợi nhuận năm theo kịch bản tích cực.
CTCP Cà phê Thắng Lợi (mã: CFV) là một trong những ông lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Quý 3/2022, công ty ghi nhận hơn 165 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, CFV lại ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế giảm mạnh, lần lượt 45% và 34% so với quý 3/2021.
Theo doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do tăng doanh số bán hàng nhưng giá cà phê xuất khẩu giảm, giá thị trường trong nước tăng nên giá mua đầu vào nguyên liệu chính tăng cao dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Với CTCP Cà phê Phước An (mã: CPA), quý 3/2022, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 4,62 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 do trong quý 3/2022, công ty phân bổ dự phòng phải thu khó đòi 1,4 tỷ đồng và chi phí thanh lý vườn cây 1,3 tỷ đồng; chi phí tài chính cũng tăng 64% so với cùng kỳ năm 2021.
9 tháng đầu năm 2022, Cà phê Phước An ghi nhận doanh thu đạt 61,9 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp này khá èo uột và tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm. Nếu như cùng kỳ năm ngoái, công ty ghi nhận lỗ chưa đến 1 tỷ đồng thì năm này, doanh nghiệp lỗ ròng 6,4 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của công ty hiện chỉ còn hơn 83 tỷ đồng.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê niêm yết vẫn còn ảm đạm và chưa thể bứt phá. Song với đà tăng của giá cà phê có thể sẽ là tin vui cho các doanh nghiệp trong năm 2023.