Thời điểm các vụ thao túng chứng khoán tại nhóm FLC (HM:FLC), Louis bị phát giác, cựu Tổng Giám đốc HoSE Lê Hải Trà từng nhấn mạnh, cách để ngăn chặn hoạt động này là bộ máy quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phải có đủ thẩm quyền, phải xử lý vi phạm nghiêm khắc từ dân sự đến hình sự. Như đã thông tin, hôm 24/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án thao túng chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Trong kết luận này, C01 lần đầu đề nghị truy tố 4 cựu lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) gồm ông Trần Đắc Sinh - cựu Chủ tịch HĐQT; ông Lê Hải Trà, cựu Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết; ông Trầm Tuấn Vũ - cựu Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết, bà Lê Thị Tuyết Hằng - cựu Giám đốc phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết.
Cả 4 bị can bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, riêng bà Hằng được tại ngoại.
Đáng chú ý trong số này, theo kết luận điều tra, ông Lê Hải Trà biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính của FLC Faros (Mã ROS (HM:ROS)) có vi phạm bởi "chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp" trong quá trình thẩm định nên đã hai lần hội ý với các thành viên Hội đồng niêm yết và thống nhất FLC Faros chưa đủ điều kiện, yêu cầu công ty phải giải trình.
>> ROS - Vốn ảo, thiệt hại thật và hành trình lách luật của "đế chế" FLC
Ông Lê Hải Trà, cựu Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM |
Tại Cơ quan điều tra, ông Sinh và ông Trà thừa nhận hành vi phạm tội và trình bày lý do giúp cựu Chủ tịch FLC là vì mối quan hệ quen biết và cũng muốn Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM có doanh thu từ thu phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán.
Ông Lê Hải Trà là một trong những nhân tố trẻ tuổi trong bộ máy lãnh đạo kiến lập Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cách đây hơn 2 thập kỷ |
>> Chuyện của thị trường chứng khoán thời ông Lê Hải Trà ngồi ghế Tổng Giám đốc HOSE
Ông Lê Hải Trà (sinh năm 1974) - sở hữu bằng Thạc sỹ Quản lý công (MPA) chuyên ngành kép Lãnh đạo và Phân tích thị trường tài chính từ Trường Harvard Kennedy, nhận học bổng Hubert H. Humphrey danh tiếng của Bộ Ngoại giao Mỹ cho chương trình tu nghiệp về Quản trị chiến lược và Tài chính tại Đại học Boston (năm 2003).
Sau khi làm việc tại một công ty kiểm toán nước ngoài, ông Trà về nước và làm việc tại Vụ Phát triển thị trường (năm 1997); tham gia tổ công tác biệt phái và đóng góp nhất định vào quá trình chuẩn bị ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Năm 2006, ông Trà nắm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, sau đó làm uỷ viên thường trực HĐQT HoSE. Một thời gian dài gắn bó với Sở, vị lãnh đạo trẻ chính thức được giao phụ trách ban điều hành HoSE vào năm 2016 và chuyển sang phụ trách HĐQT từ tháng 7/2017 sau khi ông Trần Văn Dũng rời ghế Chủ tịch Sở để chuyển sang cương vị Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Không còn nắm giữ những vị trí “người phụ trách”, tháng 2/2021, ông Lê Hải Trà được Bộ Tài chính bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc HoSE sau hơn 4 năm ghế nóng này để trống. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục xảy ra những sự cố nghẽn lệnh giao dịch trên hệ thống của HoSE.
Được kỳ vọng có thể đồng hành và phát triển HoSE cũng như thị trường chứng khoán trong tương lai, tuy nhiên chỉ hơn 1 năm sau khi được bổ nhiệm, việc phát giác hai vụ thao túng chứng khoán nghiêm trọng liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết (nhóm công ty FLC) và ông Đỗ Thành Nhân (nhóm doanh nghiệp Louis) đã khiến ông Lê Hải Trà bị khai trừ khỏi Đảng và bị kỷ luật (buộc thôi việc).
Từ 2022 đến nay, các vụ việc thao túng chứng khoán nghiêm trọng tại nhóm cổ phiếu FLC, Louis, Apec lần lượt được đưa ra ánh sáng |
Trong sự nghiệp của mình, ông Trà thường thẳng thắn chia sẻ những quan điểm cá nhân về thị trường chứng khoán. Vào năm 2017, ông từng phản bác lại 9 lý do mà MCSI đưa ra khi Việt Nam không lọt vào danh sách xem xét nâng hạng tiềm năng lên thị trường mới nổi, cho rằng đòi hỏi của MSCI đối với thị trường Việt Nam "còn mang tính phiến diện và áp đặt".
Tới năm 2021, khi HoSE xảy ra tình trạng nghẽn lệnh nghiêm trọng, làm ảnh tới hoạt động giao dịch của nhiều nhà đầu tư, ông Trà tiếp tục gây chú ý với đề xuất nâng lô giao dịch tối thiểu lên 1.000 cp (thay vì 100 cp như HoSE đã tiến hành trước đó) để giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch, đồng thời gián tiếp thúc đẩy phát triển các quỹ đầu tư, thúc đẩy ngành quản lý quỹ.
>> Lãnh đạo HoSE thừa nhận mối quan hệ với ông Trịnh Văn Quyết, vén màn quá trình niêm yết nhiều sai phạm của FLC Faros