Thành công tăng vốn ảo, thành công niêm yết trên sàn, thành công tăng giá thần tốc và lọt rổ VN30... những điều còn lại ở FLC (HM:FLC) Faros (ROS (HM:ROS)) 2 năm qua chỉ là nước mắt cổ đông. Tiếp câu chuyện về nhóm doanh nghiệp hạt nhân trong hệ sinh thái FLC, mới đây, khi hoàn tất kết luận điều tra vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã chỉ ra những kẽ hở của pháp luật mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để cố tình làm sai.
Một doanh nghiệp có thể "tự tăng vốn" mà không cần cổ đông phải góp thêm bất cứ một đồng vốn tiền thật nào, nhằm nâng khống vốn điều lệ công ty, để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Cơ quan điều tra đề nghị Bộ Tài chính phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an về diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, các hoạt động đăng ký, niêm yết, phát hành, đầu tư, giao dịch cổ phiếu.
Ảnh minh họa |
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an nhằm tăng cường công tác nắm tình hình thị trường chứng khoán để kịp thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật; đặc biệt là các hành vi đưa tin thất thiệt, không chính xác, gây mất an ninh, an toàn thị trường.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán và phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn; có chế tài cảnh báo sớm, quản lý rủi ro và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật.
CQĐT cũng đề nghị UBCKNN tăng cường giám sát thị trường chứng khoán, tập trung vào giao dịch các mã cổ phiếu có dấu hiệu biến động giá mạnh (chạm tiêu chí giám sát của các Sở) nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém hoặc chuyển từ lỗ thành lãi.
Kịp thời nhận diện mã cổ phiếu có giao dịch bất thường và phát hiện giao dịch của các mã cổ phiếu được lôi kéo, hô hào thông qua hội nhóm online, diễn đàn, mạng xã hội, có biến động giá thuộc tiêu chí giám sát của Sở để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
FLC Faros tăng vốn gấp 2.867 sau 5 năm, thành công niêm yết, khuynh đảo sàn chứng khoán
Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp bắt buộc phải công bố bản cáo bạch để nhà đầu tư dựa trên các căn cứ đưa ra, củng cố thêm quyết định có đầu tư.
Với một số nhà đầu tư, họ sẽ tự phân tích, đánh giá dựa trên thông tin công bố và từ nguồn khác nhưng cũng không ít người sẽ dựa vào "bộ lọc" là cơ quan quản lý, các Sở giao dịch, đơn vị kiểm toán. Trách nhiệm những đơn vị này là bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, hướng tới sự minh bạch. Tuy nhiên trong vụ việc xảy ra tại FLC Faros, mọi thứ lại khác.
Bằng những cách nào đó, con kiến đã hóa thành voi trước khi chui lọt lỗ kim một cách "thần kỳ".
Trong bản cáo bạch công bố trên HoSE năm 2016, CTCP xây dựng Faros cho biết được thành lập từ năm 2011 với số vốn ban đầu 1,5 tỷ đồng. Đến năm 2016, vốn điều lệ của ROS tăng lên 4.300 tỷ đồng - gấp 2.867 lần ban đầu. Quá trình tăng vốn thần tốc giúp FLC Faros chỉ xếp sau Tập đoàn Vingroup (HM:VIC) (vốn 19.398 tỷ đồng) về quy mô vốn điều lệ trong nhóm bất động sản xây dựng.
Ảnh từ bản cáo bạch của FLC Faros |
Thại thời điểm 30/6/2016, tổng số tiền FLC Faros ủy thác đầu tư cho các cá nhân là 1.417 tỷ đồng, tổ chức là 2.149,2 tỷ đồng. Đa số các pháp nhân này đều có liên quan đến hệ sinh thái FLC.
Thành công tăng vốn ảo, thành công niêm yết trên sàn, thành công tăng giá thần tốc và lọt rổ VN30... những điều còn lại ở doanh nghiệp này 2 năm qua là nước mắt cổ đông.
>> Chuyện 'Tôi đi lên từ hai bàn tay trắng'...