Tâm lý lạc quan đang quay trở lại thị trường vàng sau khi kim loại quý này kết thúc chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp. Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới tăng vọt lên 1.956,8 USD/ounce do lạm phát Mỹ trong tháng 6 thấp hơn dự báo.
Nhìn về tương lai, Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho rằng, các ngân hàng trung ương ở các thị trường phát triển đang tiến gần đến cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, theo Khảo sát Dự trữ Vàng của Ngân hàng Trung ương năm 2023 do WGC công bố gần đây, 24% ngân hàng trung ương có kế hoạch bổ sung thêm vàng vào kho dự trữ trong 12 tháng tới, 71% ngân hàng trung ương được khảo sát tin rằng, mức dự trữ toàn cầu nói chung sẽ tăng trong 12 tháng tới.
Mặc dù nền kinh tế sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong ngắn hạn, nhưng các nhà đầu tư vẫn lo ngại về một cuộc hạ cánh khó khăn có thể sẽ diễn ra, dựa trên sự chênh lệch quan sát được trước đó giữa chính sách tiền tệ và hiệu quả kinh tế.
Trong bối cảnh đó, WGC xem xét hoạt động của vàng theo ba kịch bản, ảnh hưởng bởi sự tương tác của bốn động lực chính: Sự mở rộng của nền kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và quán tính giá.
Giá vàng từ đầu năm đến nay. |
Bối cảnh 2: Vàng sẽ có hiệu suất tốt hơn nếu tình hình suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn, nhờ vai trò của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn bối cảnh khả năng biến động thị trường đang gia tăng cùng với nhu cầu tránh rủi ro của nhà đầu tư.
Bối cảnh 3: Thị trường vàng có thể phải đối mặt với khó khăn nếu:
Cũng theo WGC, các Ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt tiền tệ nhiều hơn dự đoán, làm tăng chi phí cơ hội khi trữ vàng.
Nhưng sẽ có một cuộc hạ cánh mềm diễn ra, đồng đô la Mỹ mạnh lên và các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chuyển sang các tài sản rủi ro nên có khả năng dẫn đến việc thoái vốn đầu tư vào vàng.
Tuy nhiên, dựa trên hiệu suất mạnh mẽ của vàng vào nửa đầu năm nay, WGC cho rằng, sự sụt giảm đầu tư sẽ phải rất nghiêm trong, mới có thể hạ giá vàng trung bình năm 2023 thấp hơn mức trung bình năm 2022 với mức 1.800 USD/ounce.