Chắc hẳn bạn đã từng nghe về giao dịch cổ phiếu, tuy nhiên có nhiều công cụ khác để giao dịch, chẳng hạn như CFD, hay còn được gọi là “Hợp Đồng Chênh Lệch”. Giao dịch CFD liên quan đến việc mua và bán “Hợp Đồng Chênh Lệch”. Nhà môi giới CFD có thể đóng vai trò trung gian kết nối người mua và người bán, cung cấp cho hai bên nền tảng trao đổi, thậm chí tạo ra cả một thị trường CFD thực tế.
CFD là gì?
Trước khi bắt đầu với nhà môi giới CFD và cách họ có thể giúp bạn, bạn cần phải hiểu định nghĩa về CFD. Như đã nói ở trên, thuật ngữ “CFD” có nghĩa là “Hợp Đồng Chênh Lệch”.
CFD là các sản phẩm phái sinh, nghĩa là chúng liên quan đến việc đầu cơ. Bạn đầu cơ vào các sản phẩm tài chính khác nhau, chẳng hạn như ngoại hối, hàng hóa, chỉ số và cổ phiếu, nhưng không thực sự có quyền sở hữu bốn tài sản cơ bản này.
Trong giao dịch CFD, nhà giao dịch kỳ vọng giá tài sản sẽ tăng hoặc giảm. Nhà giao dịch thực hiện giao dịch tài sản với nhà môi giới mà không cần bàn giao tài sản cơ bản thực tế. Khi đóng giao dịch, nhà giao dịch sẽ có lãi nếu giá tài sản tăng hoặc lỗ nếu giá giảm. Nhà giao dịch đưa ra suy đoán về biến động giá. Giao dịch CFD cho phép đầu cơ theo biến động giá ở cả hai chiều (tăng hoặc giảm).
Giao Dịch Bán CFD
Giao dịch bán CFD, hay “vị thế bán”, cho phép bạn mở một vị thế CFD nhằm thu lợi nhuận khi thị trường cơ sở của tài sản giảm giá. Trong trường hợp này, bạn dự đoán rằng sẽ có một khoản lỗ. Khi ở “vị thế bán”, tức là bạn đang “bán ra”.
Giao Dịch Mua CFD
Trong “vị thế mua” hoặc giao dịch mua CFD, bạn thực hiện giao dịch CFD truyền thống. Giao dịch thu lợi nhuận khi thị trường tăng giá. Khi bạn ở trong “vị thế mua”, bạn đang “mua vào”.
So Sánh Với Các Thị Trường Khác
Khi so sánh với các sản phẩm tài chính khác, CFD có phần giống với thị trường tương lai và quyền chọn. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt lớn. Ví dụ: CFD không có ngày hết hạn và hợp đồng thường có tỷ lệ 1:1 với tài sản cơ bản. Quy mô hợp đồng tối thiểu nhỏ hơn hợp đồng tương lai và quyền chọn, vì vậy, về mặt lý thuyết, bạn chỉ có thể giao dịch với một Hợp Đồng duy nhất.
Bạn có thể giao dịch những tài sản nào với nhà môi giới CFD?
Nhà môi giới hoạt động như một bên trung gian. Bạn đặt lệnh với nhà môi giới, nhà môi giới đặt lệnh trên sàn giao dịch. Các nhà môi giới là thành viên của sàn giao dịch và bạn cần một nhà môi giới để giao dịch CFD. Mức độ chủ động và thực tế của nhà môi giới tuỳ thuộc vào việc bạn chọn nhà môi giới DMA hay nhà tạo lập thị trường.
So sánh Nhà Môi Giới DMA và Nhà Tạo Lập Thị Trường
Nhà môi giới DMA là nhà môi giới “Tiếp Cận Thị Trường Trực Tiếp” và là một trong hai kiểu nhà môi giới CFD chính. Nhà môi giới DMA cho phép nhà giao dịch thực hiện giao dịch trên thị trường CFD nhưng không đóng vai trò trực tiếp thực hiện giao dịch. Nhà giao dịch đặt lệnh giao dịch trực tiếp trên thị trường. Người mua hoặc người bán ở phía bên kia phải liên hệ với họ để hoàn thành giao dịch. Nhà môi giới DMA tham gia vào giao dịch này để hưởng hoa hồng, và về cơ bản, họ là những người trung gian hỗ trợ.
Người tạo lập thị trường là kiểu nhà môi giới thứ hai, họ tham gia nhiều hơn vào giao dịch so với nhà môi giới DMA. Các nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường mà trên đó CFD được giao dịch, chứ không chỉ còn là một cổng thông tin giữa nhà giao dịch và thị trường. Người giao dịch tuân theo giá của nhà tạo lập thị trường khi thực hiện giao dịch.
Mức giá với các nhà tạo lập thị trường không tốt như mức giá trên thị trường thực tế. Tuy nhiên, mức giá này cũng có sự đánh đổi tương ứng, ở chỗ các nhà tạo lập thị trường hấp thụ nhiều rủi ro hơn và cung cấp nhiều thông tin đầu vào hơn và thanh khoản theo thời gian thực cho các nhà giao dịch. Các nhà tạo lập thị trường cũng thường khớp lệnh nhanh hơn; ít có chậm trễ vì nhà môi giới và thị trường là một, và về bản chất là giống nhau. Kỳ vọng về vai trò của nhà môi giới sẽ quyết định xem bạn sẽ chọn kiểu nhà môi giới nào.
Tài Sản Có Thể Giao Dịch Với Nhà Môi Giới CFD
Các nhà giao dịch sử dụng bốn tài sản cơ bản khi giao dịch với các nhà môi giới CFD: chỉ số, cổ phiếu, cặp tiền tệ và hàng hóa.
Chỉ số đo lường hiệu suất của một nhóm cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Các chỉ số giao dịch có thể cung cấp thông tin của toàn bộ nền kinh tế của cả một quốc gia. Hoặc, bạn có thể thu hẹp quy mô giao dịch của mình, về một lĩnh vực của nền kinh tế. Ví dụ: ba chỉ số phổ biến nhất ở Mỹ là NASDAQ, Dow Jones và S&P 500. Một chỉ số ít phổ biến hơn là Wilshire 5000, có tất cả các cổ phiếu từ thị trường Mỹ.
Cổ phiếu có thể là mặt hàng mà bạn từng nghe nhiều nhất. Chúng là khoản đầu tư vào một công ty và các sản phẩm của công ty đó. Người sở hữu cổ phiếu mua cổ phiếu của công ty có quyền sở hữu một phần công ty. Cổ phiếu còn được gọi là “chứng khoán vốn”.
Cặp tiền tệ là hai loại tiền tệ khác nhau, giá trị của loại tiền tệ đầu tiên được tính theo loại tiền tệ thứ hai. Đồng tiền cơ sở là đồng tiền đầu tiên được liệt kê, trong khi đồng tiền thứ hai là đồng định giá. Các cặp tiền tệ chính bao gồm EUR/USD, USD/JPY, USD/CAD, AUD/CAD, NZD/USD, USD/CHF và GBP/JPY.
Hàng hóa là tài sản CFD cơ bản thứ tư. Chúng là hàng hóa kinh tế có khả năng thay thế đáng kể, thậm chí rất đầy đủ. Thị trường coi các hàng hóa là bình đẳng, bất kể đối tượng sản xuất. Ví dụ về hàng hóa bao gồm khí đốt tự nhiên, thịt bò, vàng, dầu và ngũ cốc. Những mặt hàng truyền thống này đã được giao dịch trên sàn chứng khoán trong nhiều thế kỷ, và ngày nay có rất nhiều loại hàng hóa khác để bạn lựa chọn.
Các nhà môi giới CFD kiếm tiền như thế nào?
Các nhà môi giới DMA và các nhà tạo lập thị trường đều kiếm tiền dựa trên các khoản hoa hồng và phí sử dụng nền tảng của họ. Đó là lý do vì sao ta cần tìm hiểu mức phí của nhà môi giới trước khi đăng ký. Mặc dù một số khoản phí và hoa hồng là cố định, nhưng bạn cũng không muốn tiêu hết tiền của mình cho nhà môi giới, phải không?
Giao dịch CFD có hợp pháp không?
Giao dịch CFD là hợp pháp, nhưng CFD là khoản đầu tư có rủi ro cao. Ngay cả những nhà giao dịch lành nghề nhất cũng không tránh được những khoản lỗ “định kỳ”. Dù giao dịch này là hợp pháp, nhưng không phải tất cả các nhà môi giới CFD đều có thể khẳng định điều này với bạn. Chẳng hạn như, một số nhà môi giới sử dụng rô bốt giao dịch tự động, tự động đặt lệnh không chính xác. Họ kiếm tiền từ hoa hồng, nhưng nhà đầu tư không được lợi gì cả.
Bạn có thể giao dịch CFD ở Mỹ không?
Thật không may, giao dịch CFD bị cấm đối với công dân Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CTFC và SEC đã dừng hoạt động giao dịch CFD trong bối cảnh siết chặt quản lý. Nếu bạn là một nhà giao dịch người Mỹ, bạn không thể giao dịch CFD. Hồng Kông, Bỉ, Ấn Độ và Brazil cũng đã cấm giao dịch CFD.