Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Phương Tây cân nhắc áp giá trần 40-60 USD/thùng với dầu Nga

Ngày đăng 20:51 07/07/2022
Cập nhật 14:01 07/07/2022
Phương Tây cân nhắc áp giá trần 40-60 USD/thùng với dầu Nga

Vietstock - Phương Tây cân nhắc áp giá trần 40-60 USD/thùng với dầu Nga

Phương Tây muốn hạn chế nguồn thu từ năng lượng của Nga, nhưng vẫn giảm thiểu tác động tới kinh tế thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch áp giá trần vẫn còn một số bất cập.

Theo nguồn tin của Bloomberg, Mỹ và các đồng minh đang bàn bạc về việc áp giá trần đối với dầu Nga trong khoảng 40-60 USD/thùng. Họ muốn hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng vẫn giảm thiểu tác động đối với thị trường dầu toàn cầu.

Phương Tây sẽ đưa ra mức giá trần dựa trên chi phí sản xuất của Nga và giá dầu của nước này trước xung đột ở Ukraine. Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng mức 40 USD/thùng là quá thấp.

Việc áp giá trần sẽ ngăn Nga trục lợi từ cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, nếu không triển khai một cách thận trọng, các hành động đáp trả từ phía Moscow có thể khiến giá dầu tăng vọt.

Mỹ và các đồng minh đang bàn bạc về mức giá trần phù hợp đối với dầu Nga. Ảnh: Reuters.

Mức giá trần 40-60 USD/thùng

Giới phân tích cho rằng mức giá trần sẽ cao hơn chi phí sản xuất của Nga, nhưng không cao hơn quá nhiều, để duy trì động lực xuất khẩu.

Tuy nhiên, mức giá trần sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường thời điểm đó. Trước phiên giảm của dầu Brent và WTI hôm 5/7, dầu Nga được giao dịch quanh mức 80 USD/thùng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Sáng 28/6, các lãnh đạo G7 (nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) đã nhất trí sẽ bàn bạc về cách áp giá trần đối với dầu Nga thông qua sức mạnh của ngành công nghiệp bảo hiểm và dịch vụ.

G7 hy vọng các nước nhập khẩu dầu trên thế giới sẽ tham gia chương trình áp giá trần. Theo đó, những công ty nhập khẩu muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của G7 hoặc EU đối với dầu của Nga cần phải tuân thủ giới hạn giá.

Ý tưởng áp giá trần cho phép Nga bán dầu cho các thị trường không áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, nhất là những nước có thu nhập trung bình và thấp - nhằm hạ nhiệt giá dầu toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Một quan chức tiết lộ giới chức Mỹ đang tăng cường thảo luận về mức giá trần. Nỗ lực này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào những tuần tới.

Theo nguồn tin, giới chức Mỹ cũng thảo luận về một số công cụ thực thi, bao gồm những hạn chế đối với các công ty vận tải đồng ý vận chuyển dầu với giá cao, và những biện pháp trừng phạt các ngân hàng, tổ chức tài chính tạo điều kiện cho những giao dịch vượt mức giá trần.

Mỹ và các đồng minh vẫn đang thảo luận để xây dựng một kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ý tưởng này gặp nhiều trở ngại và khó thành hiện thực trong tương lai.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Một số trở ngại

Nếu áp dụng giá trần, Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải điều chỉnh các lệnh cấm vận bảo hiểm được khối này đưa ra vào đầu tháng 6. Điều này sẽ không dễ dàng, bởi mọi thay đổi đều cần 27 quốc gia thành viên thông qua.

Theo một nguồn tin, Anh cũng đã sẵn sàng đưa ra các hạn chế đối với công ty bảo hiểm và dịch vụ của nước này.

Mỹ lo ngại rằng lệnh cấm của châu Âu, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm, sẽ góp phần đẩy giá dầu lên cao hơn nữa và dẫn đến một cuộc suy thoái toàn cầu. Theo một số ước tính, động thái từ phía EU có thể khiến giá dầu tăng lên 185 USD/thùng

Anh và EU thống trị thị trường bảo hiểm toàn cầu. Nếu không thể tiếp cận dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của châu Âu, các lô hàng dầu Nga sẽ gặp khó.

Tới nay, Moscow vẫn kiếm được nhiều tiền từ việc xuất khẩu năng lượng bất chấp các lệnh trừng phạt. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, theo một quan chức EU, không dễ để thuyết phục đủ số quốc gia và các tập đoàn bảo hiểm lớn tham gia kế hoạch áp giá trần.

Theo ông Helima Croft - chuyên gia về dầu mỏ, Trưởng bộ phận Hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, sáng kiến áp giá trần chỉ thành công khi các nước như Ấn Độ tham gia chương trình để mua dầu thô với giá rẻ. Trên thực tế, kể từ cuối tháng 2, Ấn Độ đã tăng mua dầu giá rẻ từ Nga.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

"Liệu có thể áp dụng một mức giá đủ thấp để hạn chế doanh thu từ dầu của Moscow, nhưng đủ cao để Nga vẫn có động lực xuất khẩu hay không", ông Croft đặt câu hỏi.

Mỹ và Eu đã lên kế hoạch cấm nhập khẩu dầu từ Nga để chặn nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin. Nhưng tới nay, Moscow vẫn kiếm được nhiều tiền từ việc xuất khẩu năng lượng.

Ở chiều ngược lại, lạm phát đã gia tăng trên toàn cầu, tạo thêm sức ép cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 1,7 tỷ USD trong tháng 5 lên 20 tỷ USD. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình năm 2021 là 15 tỷ USD.

Nga cũng tăng cường bán dầu thô giá rẻ cho các nước khác. Theo dữ liệu mới nhất, trong tháng 3, 4 và 5, Trung Quốc đã chi gấp đôi mức trước đó để mua dầu, khí đốt và than của Nga. Ấn Độ cũng nhập khẩu 5,1 tỷ USD hàng hóa năng lượng từ Nga, gấp hơn 5 lần giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Thảo Phương

Bình luận mới nhất

Vớ vẩn nhỉ. G7 như gánh xiếc được dẫn đầu bởi Joe Biden đi dọc các tuyến phố tay vợt ruồi bằng chiếc quạt mo.
Người bán là người quyết định giá. Còn mua được hay không thì tùy?
Áp giá trần nga bán cho Trung quốc và Ấn độ. Các ông phương tây móm. Giá dầu lại tăng
Giáxăng dầu lại sắp tăng nữa rồi
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.