Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Lệnh cấm của ARM nghiêm trọng với Huawei hơn Google

Ngày đăng 03:53 24/05/2019
Cập nhật 21:05 23/05/2019
Lệnh cấm của ARM nghiêm trọng với Huawei hơn Google

Vietstock - Lệnh cấm của ARM nghiêm trọng với Huawei hơn Google (NASDAQ:GOOGL)

Huawei có thể sử dụng hệ điều hành khác cho smartphone nếu không dùng Android của Google, nhưng thiết bị của họ không thể hoạt động nếu thiếu ARM.

Sau khi bị Google ngừng cấp phép Android, làn sóng quay lưng của các công ty công nghệ đối với Huawei diễn ra mạnh mẽ. Có thể kể đến Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và mới nhất là ARM. Trong số này, Androidauthority cho rằng, việc ARM ngừng hợp tác là "cú đánh" đau nhất đối với hãng điện thoại Trung Quốc.

Chip Kirin trên smartphone Huawei đang sử dụng kiến trúc ARM. Ảnh: Engadget

Mất đi một 'cánh tay'

ARM là viết tắt của Advanced RISC Machine, là một kiến trúc dạng RISC cho chip xử lý máy tính và sau này là chip di động. RISC thường yêu cầu ít bóng bán dẫn hơn các bộ xử lý có kiến trúc điện toán tập lệnh phức tạp (CISC), chẳng hạn x86 đang có mặt trên hầu hết máy tính cá nhân. Công nghệ này được đánh giá là tiêu thụ điện năng thấp, tản nhiệt tốt và chi phí rẻ hơn.

ARM được ví von là cánh tay đắc lực của những nhà sản xuất điện thoại (trong tiếng Anh, "arm" có nghĩa là "cánh tay"). Nó cũng được xem là "mạch máu" trong thiết bị di động, chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động của đại đa số smartphone hiện nay trên thị trường. Các tập lệnh và kiến trúc mà ARM tạo ra đều có trên hầu hết smartphone.

Bên cạnh đó, ARM còn chịu trách nhiệm thiết kế CPU và GPU được sử dụng trong phần lớn điện thoại trên toàn thế giới. Ngoại trừ Apple (NASDAQ:AAPL), hầu như mọi nhà sản xuất chip di động đều dùng bản quyền của ARM cho sản phẩm của họ, kể cả Qualcomm, MediaTek, Samsung và tất nhiên là cả Huawei. Có thể nói, bất kỳ smartphone nào tồn tại trên thị trường đều có một phần công nghệ của ARM.

Huawei có tùy chọn nào khác?

Theo BBC, Huawei vẫn sẽ sử dụng kiến trúc ARM cho chip họ sản xuất, chẳng hạn Kirin 710 tầm trung hay Kirin 980 cao cấp. Bên cạnh đó, những sản phẩm đã phát triển xong như Kirin 985 cũng nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng.

Huawei khó có tùy chọn nào khác ngoài ARM. Ảnh: The Times

Khi Google ngừng cấp phép Android, Huawei có thể tự phát triển hệ điều hành riêng, hoặc dùng phiên bản mã nguồn mở (AOSP) để thay thế. Việc phát triển ứng dụng riêng có chức năng tương tự Gmail, Chrome, YouTube... dù khó thành công nhưng vẫn làm được. Tuy vậy, khi ARM rút giấy phép, công ty Trung Quốc khó có khả năng tự thiết kế chip cho mình.

Có hai trường hợp xảy ra: mua chip từ các hãng khác như Samsung (Exynos) hoặc MediaTek, hoặc tự tạo cấu trúc CPU và GPU mới. Với trường hợp đầu tiên, khả năng cao ARM sẽ can thiệp mạnh mẽ đối với đối tác bán chip cho Huawei. Với trường hợp thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc có thể mất vài năm phát triển bởi việc nghiên cứu và sản xuất một chip xử lý trên kiến trúc mới cần rất nhiều thời gian, trừ khi hãng đã chuẩn bị những năm trước đó.

Ngoài ra, Huawei có thể mua bản quyền kiến trúc x86 của Intel. Tuy vậy, điều này rất khó xảy ra khi họ đã ngừng sản xuất chip di động, cũng như tuyên bố "nghỉ chơi" với công ty Trung Quốc.

Như vậy, việc ARM ngừng hợp tác được xem là "đòn đau" đối với Huawei hơn cả Google. Bởi, sau động thái này hãng điện tử Trung Quốc khó có thể tạo ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh.

Kiến trúc ARM được phát triển bởi ARM Holdings - hãng thiết kế chip xử lý có trụ sở ở nước Anh và thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). ARM Holdings thành lập bởi Hermann Hauser vào năm 1990.

Không giống như các tập đoàn sản xuất chip xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán chúng thay vì tạo ra vi mạch CPU, GPU hoàn chỉnh. Hiện kiến trúc ARM được rất nhiều công ty bán dẫn trên toàn thế giới mua bản quyền. Huawei cũng dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. 

Bảo Lâm

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.