Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng 6.6%, mạnh nhất trong 11 năm

Ngày đăng 04:48 16/06/2021
Cập nhật 22:00 15/06/2021
Chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng 6.6%, mạnh nhất trong 11 năm

Vietstock - Chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng 6.6%, mạnh nhất trong 11 năm

Trong tháng 5/2021, Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 11 năm khi lạm phát tiếp tục tăng, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong ngày 15/06.

Cụ thể, PPI tăng 6.6% so với cùng kỳ và là mức tăng mạnh nhất kể từ khi Cục Thống kê Lao động Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 11/2010.

So với tháng trước, PPI tăng 0.8%, cao hơn ước tính tăng 0.5% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.

PPI tăng mạnh giữa lúc doanh số bán lẻ của Mỹ giảm 1.3% trong tháng 5/2021, giảm mạnh hơn dự báo 0.6%, theo BLS.

Giá hàng hóa tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy lạm phát, tăng 1.5% trong khi dịch vụ tăng 0.6%. Trong đại dịch, hoạt động giao dịch hàng hóa vẫn được duy trì, trong khi dịch vụ bị tác động mạnh.

Loại trừ thực phẩm và năng lượng, PPI lõi tăng 5.3% so với cùng kỳ, cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ khi BLS bắt đầu thu thập dữ liệu này từ tháng 8/2014.

Trong đó, giá kim loại màu tăng 6.9%, giá ngũ cốc vọt 25.7%, còn các loại hạt có dầu (oilseeds) tăng 19.5%, thịt bò và thịt bê tăng 10.6%. Trong khi đó, trái cây tươi và dưa giảm 1.9%, và hóa chất hữu cơ cơ bản và nhựa đường cũng giảm.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Các con số mới nhất về PPI có khả năng thêm “dầu vào lửa” trong cuộc tranh cãi dữ dội về lạm phát: Liệu lạm phát có phải chỉ tăng tạm thời vì các khía cạnh tạm thời của việc tái mở cửa kinh tế, như thiếu hụt các nguyên vật liệu thô hoặc vấn đề chuỗi cung ứng, hay không.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tin rằng đà tăng hiện tại chỉ là tạm thời, khi nguồn cung và nhu cầu mất cân đối. Ngoài ra, đà tăng còn đến từ việc so với mức thấp của cùng kỳ năm trước – thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành.

Thế nhưng, cũng có những phản bác gay gắt từ phía các chuyên gia kinh tế Deutsche Bank và các tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ, phần lớn đều cảnh báo về những hậu quả nếu như Fed ngó lơ lạm phát.

Gần đây nhất, Jamie Dimon - CEO (HN:CEO) của JPMorgan Chase - cho biết Ngân hàng này đang tích cực trữ tiền mặt thay vì mua trái phiếu Chính phủ Mỹ hoặc các khoản đầu tư khác. Ông Dimon lý giải điều này là do khả năng lạm phát cao hơn sẽ kéo dài và buộc Fed nâng lãi suất. 

 

“Chúng tôi đang có rất nhiều tiền mặt và sẽ rất kiên nhẫn, vì tôi nghĩ nhiều khả năng lạm phát không chỉ tăng tạm thời”, ông Dimon cho hay.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Kế đó, CEO của Morgan Stanley, James Gorman, cũng nghĩ lạm phát cao hơn có thể kéo dài. “Câu hỏi đặt ra là khi nào thì Fed mới hành động”, ông Gorman cho biết. “Họ buộc phải hành động ở một thời điểm nào đó và tôi nghĩ khả năng cao là sẽ sớm hơn dự báo từ biểu đồ dot-plot hiện tại (biểu đồ thể hiện dự báo lãi suất của các thành viên Fed”.

 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.