Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Thị trường hồi phục, dòng tiền chảy vào đâu?

Ngày đăng 02:00 15/01/2019
Cập nhật 19:03 14/01/2019
Thị trường hồi phục, dòng tiền chảy vào đâu?

Chuyển động dòng tiền 07 - 11/01

Vietstock - Thị trường hồi phục, dòng tiền chảy vào đâu?

Thanh khoản trên HOSE tuần qua suy yếu nhẹ trong khi chỉ số vẫn đi lên cho thấy sự thân trọng của nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, một số cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và thủy sản được nhà đầu tư trao trọn niềm tin.

Nhà đầu tư đã có một tuần giao dịch dễ thở hơn trong tuần từ 07-11/01 khi chỉ số trên cả hai sàn HOSE và HNX đều tăng điểm trở lại. VN-Index vượt lên trên mốc 900 điểm với diễn biến tăng gần 2.5%, HNX-Index tăng thì tăng hơn 1% lên mức 101.87 điểm.

Song, hiểu được tình hình nhạy cảm của thị trường quanh ngưỡng VN-Index 900 điểm, dòng tiền trên sàn HOSE cho thấy rõ sự dè dặt. Khối lượng giao dịch bình quân trên sàn tuần qua chỉ đạt hơn 132.5 triệu đơn vị/phiên, giảm gần 2% so với tuần trước. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân giảm gần 9%, ở mức 2,759 tỷ đồng/phiên.

Trong khi đó, thanh khoản trên HNX lại khá tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân tuần qua đạt gần 33.5 triệu đơn vị, tăng khoảng 14% so với tuần trước đó. Về mặt giá trị, mỗi phiên có tới hơn 535 tỷ đồng được giao dịch, tăng 44% so với tuần trước.

Đi kèm với tình hình thanh khoản nhỏ giọt, dòng tiền cũng không cho thấy xu hướng rõ rệt vận động rõ rệt giữa các nhóm ngành. Tuy nhiên, nhìn vào top 20 mã có thanh khoản tăng mạnh nhất trong tuần qua có thể chỉ ra một số nhóm ngành được dòng tiền ưu ái hơn so với các ngành khác như ngân hàng, bất động sản và thủy sản.

Nói đến nhóm ngân hàng, đầu tiên phải kể tới TPB với thanh khoản tăng mạnh nhất HOSE tuần qua. Khối lượng giao dịch bình quân của mã này đạt trên 381,000 đơn vị/phiên, gấp hơn 3 lần so với tuần trước đó.

Dòng tiền vào TPB nhiều khả năng là hưởng ứng theo thông tin về kết quả lãi lớn năm 2018 của TPB. Cụ thể, kết thúc năm 2018, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 2,258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017).

Đại diện khác của nhóm ngân hàng là HDB và CTG cũng ghi nhận thanh khoản tăng nhẹ so với tuần trước đó. Riêng với CTG, dòng tiền bắt đáy đã xuất hiện ngay khi mã này phá vỡ đáy 1 năm trở lại đây, tuy vẫn còn dè dặt.

Là tâm điểm của dòng tiền trong các tuần vừa qua, nhóm bất động sản lại có vẻ mất đi sức hấp dẫn. DLG, VPH, FLC và KDH là những đại diện tăng thanh khoản của nhóm này. Tuy nhiên, mức tăng lại không quá nổi bật, mã tăng mạnh nhất là DLG có khối lượng giao dịch bình quân đạt 2.8 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần tuần trước. Còn với FLC, thanh khoản tăng phần nhiều là nhờ thông tin liên quan tới Bamboo Airways cất cánh.

Bên cạnh 2 nhóm cổ phiếu kể trên, một số cái tên trong nhóm thủy sản cũng ghi nhận thanh khoản tích cực so với tuần trước. HVG có khối lượng giao dịch bình quân lên tới gần 900,000 đơn vị/phiên, tăng 173% so với tuần trước. Trong khi ASM thì được giao dịch bình quân trên 3.6 triệu cp/phiên, tăng gần 70% so với tuần trước.

Ở chiều giảm, bất động sản là nhóm có nhiều đại diện nhất: HAR, VPI, SCR, VHM, ITA, LDG. Điều này cho thấy sự phân hóa dòng tiền trong nhóm.

Còn trên HNX, mặc dù thanh khoản chuyển động tích cực, sàn này lại không ghi nhận nhiều mã có thanh khoản tăng mạnh so với tuần trước*. Mặt khác, nhiều cổ phiếu trụ trên sàn như ACB (HN:ACB), VGC, DGC, SHB (HN:SHB) lại rơi vào tình trạng giảm thanh khoản.

Top 20 cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HOSE
Những cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HNX

* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

Chí Kiên

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.