Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Thị trường gia tăng đầu tư vào quỹ bị động khi kênh trái phiếu bị "thất sủng" trong năm 2022

Ngày đăng 02:30 27/11/2022
Cập nhật 19:30 26/11/2022
Thị trường gia tăng đầu tư vào quỹ bị động khi kênh trái phiếu bị

Vietstock - Thị trường gia tăng đầu tư vào quỹ bị động khi kênh trái phiếu bị "thất sủng" trong năm 2022

Xu hướng đầu tư chuyển từ quỹ được quản lý chủ động sang quỹ chỉ số thụ động đã tăng tốc trong năm nay, nhờ dòng vốn đổ vào các quỹ trái phiếu và tài sản hỗn hợp tăng vọt, theo kết quả nghiên cứu của JPMorgan.

Quỹ thụ động lên ngôi

Tại Mỹ, tỷ lệ tài sản được quản lý trong các quỹ trái phiếu và quỹ kết hợp thụ động – là quỹ đầu tư vào nhiều loại tài sản, như cổ phiếu, tài sản có thu nhập cố định và vàng – tăng từ mức 23% tổng tài sản của quỹ đầu tư vào cuối năm 2019 lên 28.5% vào tháng 8/2022.

Thị phần của các quỹ thụ động trong tổng tài sản được quản lý bởi các quỹ cổ phiếu Mỹ tăng từ 46% lên 52% trong cùng kỳ, JPMorgan cho biết thêm. Mức tăng đối với các quỹ đầu tư vào tài sản có thu nhập cố định thậm chí còn cao hơn.

Dòng tiền đang đổ vào các quỹ thụ động và rút khỏi quỹ chủ động

Peter Sleep, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại 7 Investment Management, cho biết: “Có một xu hướng chắc chắn là ngày càng nhiều cố vấn sử dụng các quỹ trái phiếu thụ động chi phí thấp để thay thế cho các quỹ trái phiếu chủ động của họ”.

Theo ông Sleep, các ETF trái phiếu hiện đã bắt kịp với ETF cổ phiếu vốn phổ biến lâu nay. Quy mô của các đợt chào báo ETF trái phiếu ngày càng được mở rộng với mức phí cạnh tranh hơn. Phần lớn ETF đều được quản lý một cách thụ động và biến động theo một chỉ số cơ bản.

ETF trái phiếu ngày càng phổ biến

Xu hướng gia tăng đầu tư vào các quỹ thụ động theo dõi tài sản có thu nhập cố định là điều đáng chú ý hơn cả, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trái phiếu toàn cầu chứng kiến làn sóng bán tháo nhanh và mạnh trong năm nay. “Tuy nhiên, giá trái phiếu hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm và các nhà đầu tư có thể nhìn thấy cơ hội trên thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn dài”, ông Sleep nói.

Theo Jane Sloan, giám đốc bộ phận iShares và đầu tư chỉ số tại BlackRock, một nửa dòng vốn chảy vào các ETF toàn cầu trong năm nay là vào các ETF trái phiếu, nhưng bà cho rằng các dòng vốn này chỉ nói lên một phần câu chuyện.

“Khối lượng giao dịch ETF trái phiếu toàn cầu tăng 35% kể từ giai đoạn 2020 – 2021. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người sử dụng ETF để giao dịch trái phiếu”, bà Sloan nói.

Đối với một số nhà đầu tư, có một động lực khác thúc đẩy họ thoái vốn khỏi các quỹ chủ động đầu tư vào tài sản có thu nhập cố định, đó là khoản lỗ do thuế.

“Lần đầu tiên trong rất nhiều năm giới đầu tư thua lỗ đối với danh mục đầu tư vào các tài sản có thu nhập cố định. Điều này mang lại lợi ích cho các ETF chỉ số vì chủ sở hữu của các quỹ tương hỗ chủ động có thể bán tài sản của họ khi thua lỗ, sau đó chuyển sang ETF để duy trì phân bổ tài sản của họ”, Drew Pettit, giám đốc chiến lược và phân tích ETF tại Citi Research cho biết.

Theo dữ liệu từ EPFR, việc chuyển từ quỹ chủ động sang quỹ thụ động không chỉ xảy ra ở Mỹ mà là một hiện tượng toàn cầu. Xu hướng dòng vốn toàn cầu kể từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 10/2022 cho thấy các quỹ cổ phiếu và trái phiếu thụ động đã thu hút lần lượt 379 tỷ USD và 178 tỷ USD. Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu và trái phiếu chủ động lần lượt bị rút 215 tỷ USD và 442 tỷ USD.

“Giới đầu tư sẽ nhanh chóng và dễ dàng có lợi nhuận hơn nếu rót vốn vào các ETF, thay vì tìm kiếm một quỹ chủ động”, ông Sleep chia sẻ.

Kim Dung (Theo FT)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.