Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn. Thị trường Việt Nam thứ Hai 11/1

Ngày đăng 10:03 11/01/2021
Cập nhật 10:05 11/01/2021

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới với các thông tin chính: VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao, thị trường lao động trong năm 2021 có những khả năng phục hồi như thế nào? Và Kinh tế thế giới hậu Covid-19 sẽ ra sao?... Dưới đây là nội dung chi tiết diễn biến thị trường Việt Nam thứ Hai ngày 11/1.

1. VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao

Theo SSI (HM:SSI) Research, trên đồ thị tuần VN-Index hình thành 1 cây nên tăng giá đi cùng với thanh khoản ở mức kỷ lục, qua đó cho thấy động lực đi lên của thị trường hiện đang rất lớn. Trên đồ thị ngày, VN-Index hoàn thành 5 phiên tăng giá trọn vẹn trong ngày thứ Sáu với khối lượng ở mức cao. Với quán tính đi lên cùng với động lực từ nhóm vốn hóa lớn (nhóm dẫn đầu về đà tăng trong tuần qua), chỉ số nhiều khả năng sẽ hướng tới vùng 1.175 điểm trong tuần tới trước khi quay lại vùng đỉnh cũ 2018 quanh mức 1.200 điểm. Lực cung có thể tăng mạnh khi chỉ số tiệm cận đỉnh cũ nêu trên.

Đối với riêng nhóm VN30, mục tiêu tiếp theo của chỉ số là 1.150 – 1.175 điểm.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư nên quản trị rủi ro chặt chẽ và bảo toàn mức sinh lời của danh mục khi VN-Index tiến về ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

2. Thị trường lao động trong năm 2021 có những khả năng phục hồi như thế nào?

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý 4 và cả năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, năm 2020 tổng số 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên trên cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành dịch vụ, với hơn 70% người lao động bị ảnh hưởng; tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng. Vì vậy trong năm 2021, chủ trương đề ra sẽ là:

  • Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể mới của virus gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới. Thực tế này đặt ra những thách thức không nhỏ để phục hồi thị trường lao động trong năm 2021. Cần tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng như: lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc. Tuy nhiên trở ngại là thị trường lao động Việt Nam vẫn có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời gian tới cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thích ứng với việc làm mới khi tham gia thị trường lao động.
  • Tập trung vào thị trường nội địa: để ổn định và phát triển thị trường lao động, thời gian tới cần tăng cường công tác dự báo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cũng cần nhanh gọn hơn. Thị trường lao động trong năm 2021, dù còn nhiều khó khăn song vẫn có những điểm sáng nhờ thu hút làn sóng đầu tư, trong bối cảnh dịch Covid-19 các doanh nghiệp đã tìm hướng sản xuất kinh doanh khác, hơn hết các biện pháp kiểm soát dịch đang phát huy hiệu quả. Nhu cầu sản xuất, cung cấp hàng hóa nội địa sẽ tăng, xuất khẩu sẽ dần phục hồi.  Theo dự báo từ quốc tế, nhiều quốc gia vẫn bị tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid- -19. Do đó, mảng xuất khẩu của nước ta đến các thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, vì vậy cần chuyển dịch cơ cấu lao động, tận dụng những thành tựu kinh tế để kích cầu những ngành bị tác động trong nước, cũng như tập trung hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

3. Kinh tế thế giới hậu Covid-19 sẽ ra sao?

Một trong những nhận định được nêu ra tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA) diễn ra hôm 04/01: “Thời hậu đại dịch, nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt những khoản nợ khổng lồ và bất bình đẳng gia tăng, qua làm cản trở xu hướng tăng trưởng dài hạn”. Dù rằng tăng trưởng toàn cầu được kỳ vọng sẽ được củng cố khi nhiều người được tiêm chủng hơn, nhưng các kinh tế gia hàng đầu tham dự hội nghị ba ngày của AEA lại tập trung vào những bất bình đẳng do đại dịch gây ra và hệ quả của những nỗ lực ứng phó Covid-19

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu đã tăng hơn 15 ngàn tỷ USD trong năm ngoái lên mức kỷ lục 277 ngàn tỷ USD, tương đương 365% sản lượng thế giới. Nợ từ tất cả các lĩnh vực - từ hộ gia đình đến trái phiếu chính phủ cho đến trái phiếu doanh nghiệp - đều tăng mạnh, theo trên dữ liệu từ IIF tại Washington. Bất bình đẳng cũng gia tăng tại Mỹ và những quốc gia khác do đại dịch đặc biệt đã ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo. Tại Mỹ, tỷ lệ người da đen và người gốc Tây Ban Nha tử vong cao hơn người da trắng; những người lao động có thu nhập thấp trong các ngành như giải trí và nhà hàng, khách sạn phải gánh chịu hậu quả của việc sa thải trong khi những người có thu nhập khá hơn được tiếp tục làm việc tại nhà.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trong khi các quốc gia giàu có như Mỹ đã áp dụng chính sách hỗ trợ cho công dân của họ với số lượng lớn viện trợ từ Chính phủ, các quốc gia nghèo hơn lại không thể thực hiện điều đó. Stiglitz, giáo sư Đại học Columbia, cho biết 46 quốc gia kém phát triển trên thế giới chỉ chiếm 0.002% trong số 12.7 ngàn tỷ USD gói kích thích công được đưa ra trong cuộc chiến chống đại dịch.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ bộc phát từ đại dịch đều là tin tức xấu. Tốc độ phát triển vắc-xin cũng như xu hướng tăng trưởng nhanh chóng của y học từ xa là những tiến triển đáng được ghi nhận.

  • Gánh nặng nợ: Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đều chứng kiếm sự bất bình đẳng gia tăng và nợ leo dốc. Khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lắng đi, sự kết hợp của hai khuynh hướng này có thể gây ra các vấn đề cho nền kinh tế toàn cầu.
  • Hậu quả toàn cầu: Vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước nghèo. Kinh tế gia Stiglitz nhận thấy nguy cơ của khủng hoảng nợ với những hậu quả toàn cầu. Nhiều quốc gia vốn đã mắc nợ quá nhiều trước đại dịch và tình trạng thu nhập giảm đáng kể đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chi trả. Mỹ và những cường quốc khác sẽ không loại trừ việc phải hành động để kiềm chế nợ chính phủ leo dốc khi đại dịch qua đi, theo Trưởng kinh tế gia Nhà Trắng Christina Romer. Thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt 2.3 ngàn tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/09 - tương đương hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội - sau mức thâm hụt 3.1 ngàn tỷ USD trong năm tài chính 2020, theo Ủy ban Ngân sách Liên bang.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.