Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Ngành dệt may đẩy mạnh tiêu thụ nguồn nguyên liệu tái chế. Thị trường 10/9

Ngày đăng 09:44 10/09/2021
Cập nhật 09:48 10/09/2021

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam thứ Sáu ngày 10/9 có 3 thông tin chính: Ngành dệt may đẩy mạnh tiêu thụ nguồn nguyên liệu tái chế, thị trường BĐS toàn cầu hồi phục thúc đẩy giá nhà tăng vọt và Trung Quốc tăng cường nhập khẩu quặng từ Úc trở lại… Dưới đây là nội dung chi tiết.

1. Ngành dệt may đẩy mạnh tiêu thụ nguồn nguyên liệu tái chế

Đại dịch trở thành động lực kích thích tốc độ chuyển đổi mô hình kinh doanh của nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành dệt may với làn sóng đẩy mạnh tiêu thụ nguồn nguyên liệu tái chế. Cho đến nay, polyester (PET (HM:PET)) là loại sợi được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp may mặc toàn cầu, chiếm khoảng 52% tổng khối lượng sợi được sản xuất trên thế giới. Nhưng hiện chỉ có khoảng 14% trong số này đến từ nguyên liệu tái chế, chủ yếu từ chai PET sau khi sử dụng. Không chỉ góp phần tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, giảm rác thải nhựa, sợi polyester tái chế còn phát ra lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể so với sợi thông thường. Mỗi kg polyester tái chế giúp giảm phát thải khí nhà kính hơn 70% so với polyester nguyên chất.

Nhận thức tiêu dùng thông minh hơn của con người sau đại dịch càng tạo cơ hội cho các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường chiếm vị trí quan trọng. Tổ chức Textile Exchange mới đây đã thúc đẩy chiến dịch tăng sử dụng sợi tái chế, mục tiêu chiếm 45% tổng tiêu thụ sợi polyester vào năm 2025 từ mức 14% trong năm 2020, tương đương tốc độ CAGR 16%. Chiến lược này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang toàn cầu như Adidas, Hugo Boss, H&M...

Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu Absolute Reports, thị trường sợi polyester tái chế đạt giá trị 7,043 tỉ USD vào năm 2020, dự kiến đạt 10,420 tỉ USD vào năm 2027, tương đương tốc độ CAGR là 5,8% trong giai đoạn 2021-2027. Nhưng không chỉ có công đoạn sợi sử dụng được nguyên liệu tái chế, các công đoạn khác trong ngành dệt may cũng có thể áp dụng phương thức này. Đơn cử như vải dệt có thể tái sử dụng thông qua việc tái chế, thu hồi quần áo cũ và các vật liệu xơ phế thải như lốp xe, giày dép, thảm, đồ nội thất, khăn trải giường và khăn tắm. Việc sử dụng hàng vải dệt tái chế làm giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên nguyên chất như len và bông, giảm ô nhiễm, tiêu thụ nước và năng lượng.

Nắm bắt được xu thế mới, một số doanh nghiệp Việt đã chủ động đầu tư đón đầu nhu cầu xanh hóa ngành dệt may trong những năm tới. Điển hình như CTCP Sợi Thế Kỷ (HM:STK) đã triển khai sản xuất kinh doanh sợi tái chế từ năm 2016 thông qua mối quan hệ đối tác với Unify, một trong những đơn vị kinh doanh sợi tái chế hàng đầu có trụ sở tại Mỹ.

Trước dự báo về sự bùng nổ đến từ nhu cầu sợi tái chế, Sợi Thế Kỷ đã trao đổi và nhận được sự đảm bảo bước đầu của Unify về nguồn cung nguyên liệu đạt chuẩn cho kế hoạch thúc đẩy doanh số mảng này trong các năm tới. Đặc biệt dự án Unitex được kỳ vọng cải thiện năng lực sản xuất và vị thế của Sợi Thế Kỷ trong trung và dài hạn. Dự án này được đầu tư tại Tây Ninh, có tổng công suất 60.000 tấn/năm, gần tương đương năng lực hiện tại và tập trung vào phân khúc sợi tái chế, sợi có chất lượng cao và sợi đặc biệt có biên lợi nhuận cao hơn.

Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam có năng lực sản xuất sợi tái chế, bên cạnh Formosa Hưng Nghiệp. Điều này có thể mang tới lợi thế cạnh tranh dẫn đầu của Sợi Thế Kỷ trong thời gian tới. Theo dự báo của Công ty Chứng khoán BVSC, đến năm 2025 mảng sợi tái chế sẽ chiếm đến 77% cơ cấu doanh thu năm của Sợi Thế Kỷ.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà mua hàng đối với những sản phẩm dệt may nhờ lợi thế về chi phí nhân công và ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Các quy tắc xuất xứ từ những hiệp định này không chỉ hỗ trợ xu hướng dịch chuyển sản xuất ở khâu may mặc mà còn cả các hoạt động sản xuất ở thượng nguồn như sợi và vải. Việc dịch chuyển sản xuất nguyên liệu sang Việt Nam cũng giúp cải thiện thời gian giao hàng cũng như các dịch vụ sau bán hàng. Quyết định công bố áp thuế chống bán phá lên các sản phẩm sợi polyester nhập khẩu mới đây của Bộ Công Thương được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong thời gian tới.

2. Thị trường BĐS toàn cầu hồi phục thúc đẩy giá nhà tăng vọt

Khảo sát của Savills tại 30 thành phố trên toàn cầu cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2018 đến cuối năm 2020, thị trường nhà ở tại những thành phố này chỉ ghi nhận mức tăng trưởng giá nhẹ (khoảng 0,7%). Nguyên nhân chủ yếu là do về bất ổn xã hội, những thay đổi về chính sách và thuế quan tại nhiều quốc gia và sau đó là đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, thị trường bất động sản cao cấp tại nhiều nước đã ghi nhận sự phục hồi. Bằng chứng là tăng trưởng giá trung bình đạt mức 3,9%, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ cuối năm 2016. Những yếu tố tác động tích cực đối với thị trường có thể kể đến như lãi suất thấp, cải thiện trong niềm tin của người mua, sự gia tăng số lượng giao dịch có giá trị cao cũng như các biện pháp kích cầu kinh tế.

Với việc nhiều nước hiện nay đang dần mở cửa biên giới, thị trường có thể kỳ vọng vào nhu cầu lớn hơn. Những bất ổn do diễn biến dịch COVID-19 có thể vẫn kéo dài, song, những tín hiệu hồi phục nền kinh tế sẽ tăng thêm sự tự tin từ phía nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy nhu cầu bất động sản từ nay đến cuối năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, hơn 70% các thành phố trong khảo sát của Savills ghi nhận tăng trưởng về giá trị bất động sản nhà ở. Những thành phố ghi nhận tăng trưởng âm là những thị trường trước đó chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ khách hàng quốc tế, một phân khúc gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khi bị hạn chế đi lại và du lịch.

  • Tại Mỹ, Los Angeles và Miami dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 9% trong nửa đầu năm 2021, nhờ lợi thế về diện tích lớn cũng như thời tiết thuận lợi. Thị trường Miami đã ghi nhận mức tăng khá lớn trong nhu cầu, khi hầu hết mọi người phải làm việc tại nhà.
  • Tại thị trường Châu Á, Trung Quốc là quốc gia ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về giá bất động sản nhà ở trong năm 2021, mặc dù đã có những quy định tài chính được thắt chặt và nhiều thay đổi trong chính sách của địa phương để hạ nhiệt thị trường. Mức tăng tại Quảng Châu được ghi nhận là 7,9%, trong khi tại Thượng Hải lên tới 13,7%. Một vài thành phố như Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur cũng ghi nhận tăng trưởng giá trong thời gian vừa qua, phần lớn là bởi nhu cầu gia tăng nhưng nguồn cung lại hạn chế. Giá bất động sản nhà ở tại Hong Kong đã ghi nhận mức giảm từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2020 bởi những bất ổn trong tình hình xã hội. Tuy nhiên, thị trường này bắt đầu có dấu hiệu hồi phục với mức tăng 1,9% trong 6 tháng đầu năm 2021, nhờ lãi suất thấp và các hoạt động du lịch được cho phép hoạt động trở lại.
  • Tại Châu Âu, giá trị bất động sản tại London ổn định trong năm 2020 và tăng 1,1% trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, thị trường nhà ở tại Paris ghi nhận mức giá giảm và số lượng giao dịch giảm khá lớn so với năm trước. Nguyên nhân chính nằm ở lệnh giãn cách xã hội kéo dài, từ đó tác động tiêu cực tới niềm tin của người mua tại thị trường này.

Báo cáo chỉ số giá nhà toàn cầu của Knight Frank (đơn vị tư vấn bất động sản lớn có trụ sở tại New York) cho biết, giá nhà trung bình trên thế giới đã tăng 7,3% trong 12 tháng, tính đến thời điểm hết tháng 3/2021. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ quý IV/2006. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tốc độ tăng giá cao nhất với mức tăng ghi nhận 32%, tiếp đến là New Zealand với mức tăng 22,1%. Tại châu Á, Singapore có mức tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 6,1%. Tiếp đến là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt ở mức 5,8% và 5,7% Hong Kong, nơi mà giá bất động sản vốn đắt đỏ nhất thế giới có mức tăng 2,1%. Mỹ cũng có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2005, quốc gia này đứng ở vị trí thứ 5 thế giới với mức tăng 13,2%. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Môi giới California, giá nhà tại tiểu bang ven biển phía Tây nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt ngưỡng 800.000 USD/căn.

3. Trung Quốc tăng cường nhập khẩu quặng từ Úc trở lại?

Theo Australian Financial Review, nhiều dấu hiệu khác cho thấy chính phủ Trung Quốc muốn kìm hãm ngành thép để đạt mục tiêu khí hậu và hạ nhiệt thị trường bất động sản vốn đang rất nắng. Điều này khiến giá quặng sắt trong đầu tuần này giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. Tuy nhiên, dữ liệu xuất nhập khẩu trong tháng 8 cho thấy nhu cầu nhập khẩu quặng sắt từ Úc của Trung Quốc vẫn chưa đạt đỉnh mặc dù quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này còn đang căng thẳng.

Trong tháng 8, Úc xuất khẩu hơn 97 triệu tấn quặng sắt sang Trung Quốc, tăng 10% so với tháng 7. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu xét về kim ngạch, giá trị nhập khẩu quặng sắt trong 8 tháng đầu năm nay cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá mặt hàng này tăng kỷ lục. Mặc dù vậy, giới chuyên gia quan ngại những chính sách hạn chế khí thải carbon của Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng đến ngành thép nước này. Ngoài ra, một mối lo ngại khác đối với các công ty khai thác quặng của Úc là ngành bất động sản của Trung Quốc đã bắt đầu chững lại.

Evergrande, một trong những công ty bất động sản dân dụng lớn nhất Trung Quốc, cũng đã phải tạm dừng một số dự án và đứng trước nguy cơ không thể trả một số khoản vay. Nhiều người tỏ ra lo ngại tình cảnh của Evergrande một phần phản ánh hệ quả của cơn sốt bất động sản Trung Quốc thời gian qua.

Một số chuyên gia cảnh báo chính sách giảm carbon của Trung Quốc kèm với thị trường bất động sản chững lại và Bắc Kinh tìm kiếm đối tác nhập khẩu quặng sắt mới sẽ khiến Úc mất đi một khách hàng lớn.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.