Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Mỹ không áp thuế quan, nhà đầu tư Việt Nam hưởng lợi gì? Thị trường 4/8

Ngày đăng 09:50 04/08/2021
Cập nhật 09:53 04/08/2021
© Reuters

© Reuters

Theo Dong Hai

Investing.com – Về vấn đề thuế quan và Việt Nam từng bị gắn mác “thao túng tiền tệ” vào cuối năm 2020, mới đây đại VinaCapital đã có những nhận xét về vấn đề này đồng thời việc Mỹ không áp thuế quan cũng mang lại những lợi ích cho các nhà đầu tư tại Việt Nam, IMF thông qua gói hỗ trợ tài chính trị giá 650 tỷ USD, Việt Nam có thể nhận được bao nhiêu? Và xuất khẩu thủy sản quý III sẽ như thế nào… Dưới đây là nội dung chính 3 thông tin mới nhất đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay thứ Tư ngày 4/8.

1. Mỹ không áp thuế quan, nhà đầu tư Việt Nam hưởng lợi gì?

Theo đánh giá từ ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố một tuyên bố chung, theo đó sẽ chấm dứt lời đe doạ áp thuế quan đối với Việt Nam.

Trước đó cuối năm 2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gắn mác “thao túng tiền tệ” cho Việt Nam, cáo buộc Việt Nam làm giảm giá trị của Đồng Việt Nam xuống 10% dưới giá trị hợp lý một cách có chủ đích, và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra, làm dấy lên sự lo ngại ở Việt Nam vì chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng Mục 301 như một lý do để áp đặt thuế quan lên tới 25% đối với gần một nửa hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã công bố một tuyên bố chung ngoại giao nói rằng Mỹ sẽ không không áp đặt các mức thuế cứng nhắc đối với Việt Nam và Ngân hàng nhà nước sẽ cho phép giá trị của Đồng Việt Nam tăng phù hợp với nền tảng kinh tế vững mạnh của Việt Nam. Diễn biến này thể hiện mong muốn mạnh mẽ của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ trong việc duy trì quan hệ hữu nghị với Việt Nam vì lý do địa chính trị và cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ qua để thúc đẩy quan hệ bền chặt giữa cả hai nước.

Theo đại diện VinaCapital thái độ không can thiệp hiện tại của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đối với thặng dư thương mại của Việt Nam bắt nguồn từ sự leo thang căng thẳng Mỹ-Trung đang diễn ra, mà các nhà hoạch định chính sách đang phản ứng bằng cách tăng cường can dự của Mỹ ở Đông Nam Á (SEA). Chiến lược tham gia này đã được quảng bá trong “Bức điện dài hơn: Hướng tới một chiến lược Trung Quốc mới của Mỹ”, báo cáo được công bố bởi tổ chức tư vấn có ảnh hưởng Hội đồng Đại Tây Dương vào đầu năm 2021. Lãnh đạo Chiến lược Châu Á của Chính quyền Tổng thống Biden, Kurt Campbell, nhắc lại chiến lược này vài tuần trước khi ông cho biết Mỹ cần “đẩy mạnh cuộc chơi của mình ở Đông Nam Á”. Trớ trêu thay, Mỹ lại cho rằng Việt Nam là quốc gia dễ tiếp thu nhất trong Đông Nam Á để tham gia. VinaCapital tin rằng điều này mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam hưởng lợi từ sự hỗ trợ kinh tế của Hoa Kỳ, dưới dạng một thị trường dễ tiếp nhận hàng xuất khẩu của Việt Nam (đây cũng là chiến lược mà Hoa Kỳ đã sử dụng để hỗ trợ Nhật Bản và Hàn Quốc trong chiến tranh lạnh).

Trong bối cảnh hiện nay, cuộc gặp trong tuần này giữa các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Thiên Tân được coi là một “sự bế tắc” giữa hai nước, sau yêu cầu của Trung Quốc rằng Mỹ cần “sửa chữa sai sót” trong cách đối xử với Trung Quốc. Thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" của Trump sẽ hết hạn vào cuối năm và không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, vì vậy căng thẳng Mỹ-Trung gần như chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang - điều này cuối cùng sẽ có lợi cho Việt Nam.

Ngoài việc không có thuế quan sẽ khuyến khích dòng vốn FDI, hiệp định này cũng sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho Việt Nam trong dài hạn bằng cách:

  • Kích thích dòng vốn từ các nhà đầu tư tài chính nước ngoài (tức là dòng vốn FII) vì các nhà đầu tư đó ưu tiên các quốc gia ổn định, hoặc có nội tệ tăng giá,
  • Khuyến khích các công ty trong nước cải thiện khả năng cạnh tranh của họ.
  • Đồng thời, nâng cao mức sống cho người tiêu dùng trong nước bằng cách thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế nội địa của Việt Nam.

“Những con hổ châu Á” phát triển thịnh vượng nhờ sản xuất xuất khẩu, nhưng hầu hết các quốc gia đó phụ thuộc vào sản xuất theo định hướng xuất khẩu quá lâu, dẫn đến việc định giá đồng tiền của họ bị điều chỉnh thấp hơn một cách có chủ đích trong nhiều năm. Khi một quốc gia hạ giá đồng tiền của mình một cách có chủ đích để hỗ trợ xuất khẩu, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng (ví dụ, tiêu dùng trung bình chiếm 53%/GDP ở Trung Quốc trong 10 năm qua so với gần 70% ở Mỹ), và khi tiền tệ được định giá thấp sẽ tạo ra sự kém hiệu quả và các động lực bị biến dạng mà cuối cùng gây bất lợi cho hầu hết các công ty nội địa.

Ngược lại, đồng tiền tăng giá của Việt Nam sẽ giúp đất nước thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” bằng cách khuyến khích đổi mới vì các công ty trong nước sẽ không thể dựa vào mức tỷ giá hối đoái rẻ để cạnh tranh. Tuy nhiên, lương công xưởng của Việt Nam thấp hơn 2/3 so với ở Trung Quốc, vì vậy Việt Nam sẽ vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh trong nhiều năm tới.

Tuyên bố chung Việt - Mỹ cũng ngụ ý rằng các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đang chịu áp lực đáng kể để cho phép Việt Nam đồng tăng giá, điều này được củng cố bởi tuyên bố của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai rằng “USTR, phối hợp với Bộ Tài chính, sẽ giám sát việc Việt Nam thực hiện các cam kết… liên quan đến việc định giá đồng tiền của mình”.

Theo quan điểm của VinaCapital, việc giá trị của Việt Nam đồng tăng đều 2-3%/ năm hiện là điều gần như chắc chắn, vì lượng vốn khổng lồ tiếp tục chảy vào trong nước và do ngân hàng trung ương Việt Nam sẽ không còn tiếp tục “các biện pháp can thiệp không trung hoà” làm giảm giá trị của Đồng Việt Nam trong những năm gần đây. VinaCapital ước tính rằng vốn nước ngoài đã chảy vào Việt Nam trong năm ngoái với trị giá 10%/GDP, bao gồm cả dòng vốn FDI là 7%/GDP. Dòng vốn chảy vào, cùng với thặng dư tài khoản vãng lai 4,5%/GDP, đã đưa thặng dư Cán cân thanh toán (BoP) của Việt Nam lên 7%/GDP vào năm 2020 và kỳ vọng thặng dư BoP 5% vào năm 2021. Điều này giải thích tại sao giá trị của Việt Nam Đồng vẫn rất vững chắc trong năm nay, và thậm chí còn tăng giá nhẹ trong những tuần gần đây, bất chấp tình hình Covid của Việt Nam đang xấu đi.

2. IMF thông qua gói hỗ trợ tài chính trị giá 650 tỷ USD, Việt Nam có thể nhận được bao nhiêu?

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD. Gói hỗ trợ này hướng tới các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên kể từ khi IMF tung gói cứu trợ 250 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này áp dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR). "Đây là một quyết định lịch sử - phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF và là một phát súng nhắm vào nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm khủng hoảng chưa từng có", người đứng đầu IMF Kristalina Georgieva cho biết trong một tuyên bố. "Nó sẽ đặc biệt giúp các quốc gia dễ bị tổn thương nhất của chúng ta đang vật lộn đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Chương trình, được ban điều hành IMF phê duyệt vào giữa tháng 7, sẽ được thực hiện vào ngày 23/8. Các SDR mới được ban hành sẽ được phân bổ cho các nước thành viên tương ứng với hạn ngạch IMF của họ, nhà cho vay cho biết. Theo đó, các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng khoảng 275 tỷ USD. Theo ước tính của Bloomberg, Việt Nam có thể nhận được khoảng 1,56 tỷ USD, Philippines nhận được 2,795 tỷ USD, Thái Lan nhận được khoảng 4,42 tỷ USD, Malaysia 4,94 tỷ USD, Indonesia 6,37 tỷ USD... Tuy nhiên, "chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham gia tích cực với các thành viên của mình để xác định các lựa chọn khả thi cho việc chuyển các SDR tự nguyện từ các nước thành viên giàu có hơn sang các nước thành viên nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn để hỗ trợ khả năng phục hồi của họ và đạt được tăng trưởng bền vững và linh hoạt", bà Georgieva nói. Ví dụ, các quốc gia giàu có có thể chuyển các SDR của họ bằng cách sử dụng các SDR do họ cấp để tài trợ cho Quỹ Ủy thác tăng trưởng và Giảm nghèo của IMF, quỹ này sẽ tăng nguồn cung các khoản vay cho các quốc gia có thu nhập thấp.

3. Ngành xuất khẩu thủy sản quý III sẽ như thế nào?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong quý II, xuất khẩu thủy sản đạt 548 nghìn tấn, trị giá gần 2,4 tỷ USD, tăng 25% về lượng và tăng 37% về trị giá so với quý I và tăng 17,5% về lượng, tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, thị trường lớn nhất đạt 85,5 nghìn tấn, trị giá 567 triệu USD, tăng 44% về lượng và tăng gần 70% về trị giá so với quý I và tăng 61% về lượng và tăng 54,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng khả quan khi mức tăng trưởng quý II gấp đôi so với mức tăng của quý I. Cùng đà tăng, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tiếp tục phục hồi khả quan so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý II xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 372 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 21% về trị giá so với quý I và tăng 10,5% về lượng, tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA và sự phục hồi kinh tế của EU là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này trong quý II. Trong quý I, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm nhẹ. Tuy nhiên, bước sang quý II, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU lấy lại đà tăng với 63 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 54% về lượng và tăng 58% về trị giá so với quý I và tăng 35,5% về lượng và tăng 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ngược lại, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc quý II gặp khó khăn, chỉ đạt 109 nghìn tấn, trị giá 277 triệu USD giảm 15% về lượng và giảm 19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, trong quý II, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 39 nghìn tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm gần 8% về lượng nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Cục Xuất nhập khẩu nhận định 6 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 986 nghìn tấn, trị giá 4,1 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ Trung Quốc và Đài Loan giảm.

Dự báo, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản trong quý III sẽ thay đổi. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ, EU sẽ tăng mạnh khi có chương trình tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Trong khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường. Bên cạnh đó, việc dịch bùng phát trong nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam khiến nhiều tỉnh, thành phố phải tiến hành phong tỏa theo Chỉ thị 16 sẽ có tác động đáng kể đến tiến độ xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.