Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Khối ngoại và 3 tuần "gánh" cổ phiếu trụ

Ngày đăng 18:36 30/11/2022
Cập nhật 12:10 30/11/2022
Khối ngoại và 3 tuần

Khối ngoại và 3 tuần

Đặc điểm của khối ngoại là họ “chạy nhưng sẵn sàng quay trở lại”, khác với việc “chạy mất hút” của nhà đầu tư Việt Nam. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư ngoại sẽ trở lại mạnh mẽ và nhanh chóng. Tiếp đà hồi phục từ phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán có thêm phiên bứt phá ngày 29/11/2022 trong bối cảnh tâm lý thị trường hưng phấn và dòng tiền ồ ạt chảy vào đẩy thanh khoản trở vượt 20.000 tỷ.

Kết phiên, VN-Index tăng 26,47 điểm (+2,63%) lên 1.032 điểm; HNX-Index tăng 4,16 điểm lên 208,22 điểm và UPCoM-Index tăng 0,34 điểm lên 70,38 điểm.

Bên cạnh yếu tố thanh khoản, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 2.600 tỷ đồng. 

Tiền ngoại kéo mạnh thanh khoản cổ phiếu trụ

Top cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh phiên 29/11/2022:

Ghi nhận, hầu hết các cổ phiếu trong danh sách mua ròng kể trên đều tăng giá phiên này. Thậm chí PDR (HM:PDR), DXG (HM:DXG), KDH (HM:KDH), VIC (HM:VIC),... được đẩy lên các mức giá trần/cận trần. 

Đáng chú ý, đà tăng của nhóm cổ phiếu trên có đóng góp không nhỏ từ diễn biến khối ngoại trong đó tại nhiều mã, khối lượng giao dịch của nhóm này thậm chí chiếm tới gần 50% tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên.

Trong phiên cổ phiếu PDR ngắt chuỗi 17 phiên giảm sàn liên tiếp bằng phiên tăng trần, cổ phiếu này tiếp tục ghi nhận mức thanh khoản đạt kỷ lục hơn 94 triệu đơn vị - gấp hơn 2 lần so với phiên kỷ lục trước đó. Phiên này, mã ghi nhận tới 35.700 lệnh đặt mua - gấp 2 lần phiên liền trước đồng thời lớn hơn rất nhiều lần so với mức chỉ vài chục lệnh trong chuỗi giảm sàn trước đó.

Đáng chú ý, khối ngoại phiên này giao dịch tới 20,2 triệu cổ phiếu - chiếm 21,5% tổng khối lượng khớp lệnh toàn phiên của mã này. Đáng nói hơn, từ mức chỉ mua ròng hơn 210.000 cổ phiếu trong phiên trước đó, khối ngoại bất ngờ tăng mua mạnh trong diễn biến đảo chiều của cổ phiếu bất động sản này.

Xa hơn, khối ngoại đã lặng lẽ mua vào gần 2,9 triệu cổ phiếu PDR trong 26 phiên liên tiếp kể từ ngày 24/10 trước khi bất ngờ mua mạnh tới gần 20,1 triệu cổ phiếu (giá trị 254 tỷ đồng) ngay trong nửa đầu phiên sáng 29/11.

Tương tự, gần 39% khối lượng khớp lệnh trong phiên tại cổ phiếu HPG (HM:HPG) đến từ các giao dịch của khối ngoại. Phiên này, cổ phiếu HPG tiếp tục được kéo mạnh hơn 6,4% lên mức 17.400 đồng thị giá. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 4 của mã này.

3 tuần gần nhất, khối ngoại thậm chí đã mua ròng 12/13 phiên với việc gom tới 103 triệu cổ phiếu HPG - tương ứng giá trị khoảng 1.650 tỷ đồng.

Phiên 29/11, khối ngoại cũng tiếp tục mua bán mạnh tại cổ phiếu SSI (HM:SSI) với 9,2 triệu đơn vị - chiếm gần 29% tổng thanh khoản mã đầu ngành chứng khoán này. Với việc mua ròng hơn 153 tỷ đồng, tạm tính đây đã là phiên mua ròng thứ 17/20 phiên gần nhất của nhóm nhà đầu tư này tại cổ phiếu SSI; tổng khối lượng vào ròng đạt 61 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị khoảng 152 tỷ đồng.

Ngoài ra, khối ngoại cũng ghi nhận mức đóng góp lớn vào thanh khoản chung của một số bluechip rổ VN30 như NVL (HM:NVL), VNM (HM:VNM), VHM (HM:VHM) với tỷ lệ từ 40 - 90%. Cả 3 mã này đều tăng  giá trong phiên VN-Index vượt 1.030 điểm.

14.200 tỷ đồng vốn ngoại được bơm vào thị trường

Tuần giao dịch từ 21 - 25/11 khép lại với việc chỉ số đại diện thị trường tăng nhẹ và có tuần hồi phục thứ 2 liên tiếp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đà hồi phục bị bỏ ngỏ bởi làm sóng bán giải chấp khi nhiều cổ phiếu liên tục giảm giá mạnh, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục bán ròng gần 1.700 tỷ đồng trên HOSE.

2 tuần trước đó, nhóm này thậm chí đã rút ròng 12.900 tỷ khỏi sàn này. Tính chung sau 3 tuần liên tiếp, cá nhân đã xả ròng 14.600 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, trong cùng thời điểm, tiếp nối xu hướng giải ngân ròng trong hai tuần trước đó, khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng với tổng giá trị hơn 1.750 tỷ đồng qua đó nâng mức mua ròng sau 3 tuần lên 11.550 tỷ.

Thống kê cho thấy, khối ngoại đã mua ròng hơn 14.200 tỷ đồng từ đầu tháng 11/2022 đến kết phiên 29/11 với việc xuống tiền ở 18/21 phiên giao dịch. 

Quan sát từ đầu tháng 10 đến nay, khối ngoại đã liên tục giải ngân trên thị trường Việt và tổng khối lượng mua ròng khoảng 8.000 tỷ; diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với nửa đầu năm 2022.

Thậm chí ngày 28/11 vừa qua, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã được tăng vốn thêm gần 4.000 tỷ đồng. Trong 1 năm qua, quỹ Fubon đã rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 260 triệu USD và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Xét tổng thể, chỉ trong 3 tuần gần nhất, dòng vốn ETF từ các quỹ tổng hợp cả nội lẫn ngoại đã rót ròng tới 5.542 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt.

Khả năng trở lại dẫn dắt thị trường?

Nếu thường xuyên quan sát diễn biến thị trường, dễ nhận thấy nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thường bán ròng ở những phiên giảm điểm, ngược lại khối ngoại thường mua ròng mạnh khi thị trường giảm sâu.

Động thái trái ngược này diễn ra trong bối cảnh VN-Index liên tục lao dốc gần 40% kể từ đỉnh. Đà giảm này đã đẩy nhiều cổ phiếu về vùng giá thấp nhất trong lịch sử. Khối ngoại lúc này nhìn thấy cơ hội và mua ròng liên tục trong khi nhà đầu tư cá nhân gần như rơi vào trạng thái tâm lý cùng cực dẫn đến bán tháo không ngừng.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, đặc điểm của nhà đầu tư nước ngoài là họ “chạy nhưng sẵn sàng quay trở lại”, khác với đặc điểm “chạy mất hút” của nhà đầu tư Việt Nam. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại mạnh mẽ và nhanh chóng.

"Nhà đầu tư nước ngoài sẽ luôn vừa chạy vừa ngoảnh lại, không bao giờ chạy quá xa như mình, chạy hụt hơi rồi cuối cùng không quay lại kịp. Đây là một tâm lý thị trường rất quan trọng mà nhà đầu tư nên nhớ", ông Nghĩa nói.

Trong khi đó, nhìn lại quá khứ, hoạt động của nhà đầu tư ngoại từng nhiều lần dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn 2017-2018, nhà đầu tư ngoại mua ròng, thị trường đi lên, ngược lại khi khối ngoại bán ròng, thị trường đi xuống. Hay như thời điểm trước COVID-19, động thái mua/bán hằng ngày của khối ngoại từng là một chỉ báo quan trọng của nhiều nhà đầu tư trong nước.

Với đà mua ròng liên tục từ đầu năm, cùng xu hướng rời bỏ thị trường của nhà đầu tư cá nhân trong nước, không loại trừ kịch bản khối ngoại sẽ quay lại vị thế dẫn dắt trên thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh thị trường Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa

Tiến sĩ Nghĩa cho biết: “Người nước ngoài đánh giá rất cao triển vọng tài chính của Việt Nam trong tương lai. Sự đánh giá đấy là rất đúng với góc nhìn dài hạn của họ khi chính trị ổn định, xã hội ổn định, dân tộc, tôn giáo đoàn kết và không tạo ra rủi ro về xung đột ở đây”.

Không thể phủ nhận vai trò là lực đỡ quan trọng của khối ngoại với thị trường chứng khoán trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Đáng nói hơn, sự nhập cuộc của dòng tiền ngoại đã giúp hàng loạt cổ phiếu trên thị trường - nhất là các mã có vai trò dẫn dắt hồi phục mạnh mẽ ngay sau giai đoạn tạo đáy.

Nhiều cổ phiếu thậm chí đã tăng 10 - 50% chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây trong đó VNM tăng 11%, VCB (HM:VCB) tăng 11,4%, VHM tăng 21,2%, STB (HM:STB) tăng 30,8%, VIC tăng 31%, SSI tăng 36%, HPG tăng 44%,...

]]>

Bình luận mới nhất

Khối ngoại nâng đỡ thị trường, trong khi đó tự doanh đầu cơ không khác gì cá nhân!
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.