Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

'Chưa thấy bóng dáng việc sửa luật Đất đai'

Ngày đăng 21:31 14/06/2021
Cập nhật 14:45 14/06/2021
'Chưa thấy bóng dáng việc sửa luật Đất đai'

'Chưa thấy bóng dáng việc sửa luật Đất đai'

Vietstock - 'Chưa thấy bóng dáng việc sửa luật Đất đai'

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh băn khoăn vì "chưa thấy bóng dáng sửa luật Đất đai" trong chương trình xây dựng luật tới hết năm 2022 mà Chính phủ trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Ngọc Thắng

Sáng 14.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp 57 cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và điều chỉnh chương trình năm 2021.

Không tiếp tục thống kê, báo cáo việc làm luật Biểu tình, luật về Hội

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, qua rà soát, tới nay còn 18 dự án luật, pháp lệnh trong danh mục xây dựng luật để triển khai Hiến pháp 2013 chưa được ban hành.

Trong số này, Chính phủ đề nghị 8 dự án luật, pháp lệnh không tiếp tục xây dựng; 10 dự án luật, pháp lệnh tiếp tục nghiên cứu xây dựng.

Đối với 10 dự án này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình, khi đáp ứng yêu cầu và bảo đảm phù hợp với tiến độ chuẩn bị.

Từ đó, ông Long cho biết: “Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép từ năm 2021 không tiếp tục thực hiện việc thống kê, báo cáo về tình hình thực hiện đối với 10 luật này”.

8 dự án không tiếp tục xây dựng: (1) luật Chủ tịch nước; (2) luật Tố tụng lao động; (3) luật Bảo đảm trật tự an toàn, xã hội; (4) luật Chứng thực; (5) luật Truy nã tội phạm; (6) luật Tiền lương tối thiểu; (7) luật Hiến máu; (8) luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức.

10 luật tiếp tục nghiên cứu xây dựng, đề nghị không thống kê: (1) luật về Hàm, cấp ngoại giao; (2) luật Tình trạng khẩn cấp; (3) luật Bình đẳng giới (sửa đổi); (4) luật Công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp; (5) luật Năng lượng nguyên tử; (6) luật Dân số; (7) luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (8) luật về Hội; (9) luật Biểu tình; (10) Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp.

Trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo danh mục các luật, pháp lệnh cần ban hành để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong 18 dự án luật, pháp lệnh chưa được ban hành dự án chậm ban hành lâu nhất là 6 năm, ngắn nhất là 1 năm, các dự án khác ban hành chậm 2 - 5 năm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình của Chính phủ tại phiên họp. Ảnh: Nguyên Mạnh

Đối với đề nghị của Chính phủ, ông Tùng cho biết, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban Quốc hội cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc không tiếp tục xây dựng đối với 8 luật.

Còn đối với 10 dự án luật, pháp lệnh còn lại, ý kiến của các cơ quan cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ cần thiết tiếp tục xây dựng; song đề nghị Chính phủ cần xác định rõ thời gian đưa các dự án luật, pháp lệnh trên vào chương trình để các cơ quan của Quốc hội có cơ sở để giám sát và xây dựng kế hoạch công tác.

Ông Tùng cũng cho biết, trong báo cáo tại kỳ họp 10, Chính phủ đã xác định tiến độ đưa vào Chương trình đối với 4/10 dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, gồm các luật: Năng lượng nguyên tử; Bình đẳng giới (sửa đổi); Công nghiệp quốc phòng và động viên quốc phòng; Về tình trạng khẩn cấp.

Hiện nay, các cơ quan đang tích cực phối hợp xây dựng để báo cáo cấp có thẩm quyền Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền, tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV (tháng 10.2021), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở để Chính phủ, các cơ quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Theo ông Tùng, đây sẽ là cơ sở để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, đôn đốc việc chuẩn bị để đưa vào chương trình đối với 10 dự án nêu trên. Do đó, Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất không tiếp tục thống kê, báo cáo tình hình thực hiện đối với 10 dự án luật nói trên.

Việc sửa luật Đất đai đã quá hạn

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh bày tỏ băn khoăn khi “chưa thấy bóng dáng việc sửa luật Đất đai” trong khi nội dung này đã được đưa vào kế hoạch hành động của Đảng đoàn Quốc hội và dự kiến được sửa vào cuối tháng 5.2022.

“Thực tế địa phương nêu nhiều vướng mắc liên quan đến luật. Khi sửa luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư có cái đã sửa, nhưng có những vấn đề cốt lõi phải sửa trong luật Đất đai”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, và đề nghị Chính phủ làm rõ hơn việc có kịp chuẩn bị trình sửa luật này hay không.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận phiên làm việc về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ảnh: Nguyên Mạnh

Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, theo Nghị quyết 718 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, có 89 dự án luật cần xây dựng thì hiện mới làm được 71 luật.

Ông Định đề nghị Chính phủ và các cơ quan từ nay đến cuối năm 2021 không đề xuất bổ sung thêm dự án vào năm 2021 để dành thời gian giải quyết các công việc cấp bách. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không xem xét các dự án không có trong chương trình”, ông Định nhấn mạnh

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần xem xét giải trình làm rõ việc kịp thời thể chế hóa các nghị quyết T.Ư, Bộ Chính trị về những vấn đề đã đặt ra sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào năm 2022.

“Quốc hội đã ra nhiệm vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, và Chính phủ đã có chương trình nhưng một số việc hiện nay đã quá hạn như: luật Đất đai, luật Khám chữa bệnh, hay sửa đổi tổng thể các luật thuế để đảm bảo đồng bộ thực hiện chiến lược cải cách thuế", ông Định nói, và cho biết, Ủy ban Pháp luật đã liệt kê có 34 dự án luật, có luật trình từ năm 2017 - 2018, đến nay vẫn chưa xong.

Lê Hiệp

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.