Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Các ngân hàng siết chặt cho vay kinh doanh BĐS. Thị trường 27/8

Ngày đăng 09:47 27/08/2021
Cập nhật 09:52 27/08/2021
© Reuters

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam kết thúc tuần cuối tháng 8 với những thông tin mới nào? Các ngân hàng siết chặt cho vay kinh doanh BĐS, kịch bản nào cho xuất khẩu gỗ từ nay đến cuối năm? Và giá phân bón có thể giảm dần do nguồn cung tăng trở lại? Dưới đây là nội dung chi tiết 3 thông tin trong phiên giao dịch hôm nay thứ Sáu ngày 27/8.

1. Các ngân hàng siết chặt cho vay kinh doanh BĐS

Theo báo cáo tài chính bán niên đã kiểm toán, nhiều ngân hàng đã giảm dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021.

  • BCTC của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HM:LPB) cho biết, dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của ngân hàng giảm tới 52% trong nửa đầu năm xuống còn 1.672 tỷ đồng. Theo đó, tỷ trọng của dư nợ cho vay BĐS tại ngân hàng này chỉ còn 0,87%.
  • Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HM:VPB), dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản cũng giảm 12% xuống 32.422 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền vẫn chảy mạnh vào cho vay cá nhân để mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất, dư nợ tăng 26% lên hơn 45.800 tỷ đồng.
  • Tương tự, dư nợ hoạt động kinh doanh bất động sản tại ABBank giảm 13% xuống 2.694 tỷ đồng.
  • Còn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (HM:MBB), dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản giảm nhẹ 75 tỷ đồng xuống 9.320 tỷ đồng. Trong khi đó, MB đẩy mạnh tín dụng chảy vào các lĩnh vực khác như hoạt động làm thuê hộ gia đình; cho vay bán buôn bán lẻ, ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến chế tạo. Tổng dư nợ tín dụng chung của MB tăng 10,9% trong nửa đầu năm và đạt hơn 314.900 tỷ đồng. Hiện cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ tại MB, chỉ 3,31%.
  • Tại một số ngân hàng khác, dư nợ tín dụng bất động sản tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2021, tuy nhiên mức tăng trưởng thấp hơn so với mặt bằng chung của dư nợ toàn nền kinh tế. Chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (HM:ACB), dư nợ cho vay hoạt động tư vấn và kinh doanh bất động sản tăng 3,7% lên 4.915 tỷ đồng. Mức tăng này thấp hơn so với mặt bằng chung, tổng tín dụng các lĩnh vực kinh tế tại ACB tăng 9,4% trong 6 tháng đầu năm, đạt 336.652 tỷ đồng. Hiện lĩnh vực bất động sản chỉ chiếm 1,46% trong tổng dư nợ cho vay của ACB.

Bên cạnh đó, vẫn có một số ngân hàng đẩy mạnh cho vay kinh doanh bất động sản trong nửa đầu năm. Chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HM:TCB), dư nợ hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 11% lên hơn 101 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HM:TPB) cũng ghi nhận dư nợ cho vay ở lĩnh vực này tăng 10,7% lên 8.984 tỷ đồng.

Tại cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo, Thống kê - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, các TCTD cho biết sẽ nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với hầu hết các nhóm khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn dự kiến thắt chặt đối với lĩnh vực Đầu tư kinh doanh chứng khoán, Đầu tư kinh doanh bất động sản, Kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và Đầu tư, kinh doanh du lịch.

Trong đợt giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân mới đây, một số ngân hàng cũng cho biết không áp dụng cho dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản. Đối tượng ưu tiên giảm lãi suất chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HM:VCB) – "ông lớn" ngân hàng mới đây cho biết sẽ tiếp tục giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương và giảm lãi suất tới 0,3%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại các địa bàn tỉnh, thành phố phía Nam khác áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nhà băng này lưu ý, việc giảm lãi suất trên không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết đang có nhiều khó khăn phải đối mặt do dịch Covid-19 và kiến nghị ngân hàng cũng giảm lãi suất hỗ trợ. Tại một Tọa đàm trực tuyến mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land cho biết công ty bất động sản đang có nhiều khó khăn, nhất là vấn đề dòng tiền. Doanh thu ngưng trệ, không thu về lợi nhuận mà lãi suất ngân hàng và lãi từ vay các nguồn khác vẫn phải trả theo tháng. Theo đó, bà Hương cho rằng, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ và giảm để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm vào quý 4 năm nay. Còn với những doanh nghiệp môi giới, để có thể duy trì được hoạt động cần chi trả chi phí mặt bằng, nhân viên, cũng rất cần đến vốn vay để trả lương. Hiện nay nguồn vốn vay để trả lương mà các doanh nghiệp tiếp cận được rất thấp.

Hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng và các hình thức huy động tài chính khác. Trong trạng thái bình thường khi dòng tiền ổn định thì khả năng trả nợ vay được đảm bảo. Tuy nhiên, trong tình huống hiện nay khi doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng thì áp lực tài chính lên các chủ đầu tư là vô cùng lớn và rủi ro cao.

Trước đó, HoREA (Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HM:HCM)) cũng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Các ngân hàng thương mại được đề nghị xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn. Đồng thời, HoREA đề nghị các NHTM xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án.

Nhiều chuyên gia cho biết, lãi suất cho vay bất động sản hiện nay đã rất thấp trong nhiều năm, nếu tiếp tục giảm nữa, nguy cơ rủi ro cho thị trường là rất cao. Các đợt sốt đất thời gian qua cũng sẽ khiến nhà băng e ngại rót tiền vào lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần cho biết tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro trong đó có bất động sản. Dù vậy, hiện nhiều ngân hàng vẫn có chính sách giảm lãi vay hướng đến ưu đãi cho người có nhu cầu mua nhà để ở thật, đồng thời thẩm định kỹ càng để tránh nới lỏng cho giới đầu cơ.

2. Kịch bản nào cho xuất khẩu gỗ từ nay đến cuối năm?

Trong báo cáo "Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021" do nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VINFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), Hiệp hội và Tổ chức Forest Trends công bố mới đây đã đưa ra những nhận định mới về kịch bản cho ngành gỗ Việt Nam. Theo đó, báo cáo đánh giá Covid-19 gây ra nhiều khó khăn đối với ngành gỗ khi các trung tâm chế biến lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất ở mức 20-50% so với trước thời điểm giãn cách nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của khách hàng và duy trì công việc cho người lao động.

Xuất khẩu gỗ theo đó cũng chịu tác động giảm mạnh. Số liệu từ tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ trong tháng 7 đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng 6 và giảm sâu tại nhiều thị trường chính như  Mỹ (giảm 20,3%), Trung Quốc (giảm 23,4%), EU (giảm 19,7%)… Gần nhất, trong 15 ngày đầu tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đạt 373,8 triệu, tương đương 45,5% so với nửa đầu tháng 7. Dựa trên các con số báo cáo và phân tích thị trường, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu gỗ những tháng cuối năm.

  • Kim ngạch xuất khẩu quý III tiếp tục đà giảm nhưng hồi phục vào quý IV. Nhóm nghiên cứu giả định rằng kim ngạch quý III tiếp tục giảm như hiện nay và kéo dài cho đến hết quý III, dịch bệnh sau đó được kiểm soát với sự phổ cập của vaccine trong toàn quốc. Với giả định trên, kim ngạch trong quý IV sẽ bắt đầu hồi phục, nhưng mức sẽ không thể tương đương với quý I và quý II mà chỉ đạt khoảng 70% so với kim ngạch trung bình của 2 quý đầu năm. Tổng kim ngạch của ngành năm nay sẽ đạt 13,55 tỷ USD. Kim ngạch trong các tháng cuối năm tiếp tục đà giảm như hiện nay do dịch không được kiểm soát hiệu quả
  • Kịch bản thứ 2 này dựa trên giả định rằng từ nay tới hết năm dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Đà suy giảm về sẽ tiếp tục kéo dài cho tới hết quý IV và kim ngạch xuất khẩu của quý IV chỉ tương đương 70% của quý III. Nói cách khác, giả định này cho rằng suy giảm kim ngạch xuất khẩu như hiện nay vẫn chưa chạm đáy mà sẽ còn tiếp tục giảm sâu ở các tháng cuối năm. Nếu giả định này xảy ra, kim ngạch xuất khẩu của cả ngành năm sẽ đạt con số khoảng 12,69 tỷ USD.

Với cả 2 kịch bản trên, kim ngạch xuất khẩu gỗ đều chưa chạm đến mục tiêu 14,5 tỷ USD đề ra.

3. Giá phân bón có thể giảm dần do nguồn cung tăng trở lại?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá dầu được dự báo tiếp tục tăng khi các chính sách cách ly sẽ được giãn bỏ, sau thời gian được hưởng lợi do tận dụng được nguồn nguyên liệu đã nhập từ trước khi tăng giá, các nhà máy sản xuất bắt đầu phải nhập nguyên liệu với giá cao, tạo sức ép tăng giá thành phân bón. Tuy nhiên, do đang cuối vụ lúa hè thu, nhu cầu phân bón sẽ giảm, nguồn cung vẫn được đảm bảo từ sản xuất và nhập khẩu, nên dự báo giá phân bón có thể có xu hướng chững lại và giảm dần. Hiện năng lực sản xuất phân urê trong nước là 2,66 triệu tấn/năm, tiêu thụ khoảng 1,8 - 2 triệu tấn/năm, nên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu, có thể xuất khẩu từ 500 - 660 tấn urê/năm. Từ đầu năm nay, do nhu cầu thị trường nội địa, sản xuất urê của các nhà máy mới chỉ đạt khoảng 87% công suất thiết kế, do giá urê nhập khẩu đang cao hơn so với giá urê sản xuất trong nước nên các nhà máy sẽ phát huy công suất tối đa, đẩy mạnh sản xuất cung ứng urê ra thị trường.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.