Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Việt Nam đóng vai trò xúc tác thúc đẩy các nước ASEAN gia nhập OECD

Ngày đăng 15:31 09/03/2018
Việt Nam đóng vai trò xúc tác thúc đẩy các nước ASEAN gia nhập OECD

Vietstock - Việt Nam đóng vai trò xúc tác thúc đẩy các nước ASEAN gia nhập OECD

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 8/3, Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về Chương trình Đông Nam Á (SEARP) với chủ đề “ASEAN bao trùm” đã diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tạihôinghị. (Ảnh: (Nguyễn Tuyến/Vietnam+)

Tham dự hội nghị có Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, cùng nhiều quan chức cấp cao của các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và OECD. Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu.

Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Kono nhấn mạnh OECD đã hợp tác với các nước ASEAN từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước và năm 2007 xác định ASEAN là một khu vực trong “quan tâm ưu tiên chiến lược.”

Chính vì vậy, SEARP được thành lập đã mở ra trang mới cho lịch sử mở rộng ra toàn cầu của OECD. Thông qua cơ chế này, OECD đã hỗ trợ các ưu tiên của ASEAN, cũng như các nỗ lực hội nhập khu vực.

Ngoại trưởng Kono đánh giá SEARP đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên dưới nhiệm kỳ đồng chủ tịch của Nhật Bản và Indonesia. Ngoại trưởng Kono cho rằng Đông Nam Á là một trong những khu vực năng động nhất của thế giới với dân số hơn 600 triệu người và tốc độ tăng trưởng trung bình trên 5% trong 15 năm qua.

Ông hy vọng hội nghị lần này sẽ thảo luận cách thức tiến tới một ASEAN bao trùm hơn, tạo ra nhiều sự phối hợp hơn giữa SEARP với ASEAN.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn nhận định Chương trình Đông Nam Á được OECD khởi động năm 2014 nhằm hỗ trợ các nước ASEAN thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập, đến nay đã kết thúc giai đoạn đầu với nhiều kết quả tích cực.

OECD đã chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và tư vấn chính sách cho các nước ASEAN trong các lĩnh vực như đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giáo dục-đào tạo...

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Hồng Hà/Vietnam+)

Việt Nam đề nghị ASEAN tiếp tục ưu tiên thúc đẩy hội nhập kinh tế thông qua các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực, cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường kết nối số, đầu tư đào tạo kỹ năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tranh thủ hiệu quả các cơ hội và lợi ích của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác để tranh thủ các cơ hội, giảm thiểu các thách thức của di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN, thúc đẩy bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ thông qua tạo thuận lợi hơn cho phụ nữ tiếp cận giáo dục, đào tạo, việc làm và các nguồn lực xã hội.

Quan chức cấp cao phụ trách OECD của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Masamoto Kenichi cho rằng Đông Nam Á, với tư cách là trung tâm tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, không thể vắng mặt trong kết cấu của OECD nhằm duy trì tính chất một tổ chức quốc tế hoạt động hiệu quả, hợp pháp và có tính tương tác.

Vì lý do này vào năm 2007, OECD đã xác định Đông Nam Á là khu vực trong chính sách Ưu tiên chiến lược nhằm xác định những quốc gia có tiềm năng trở thành thành viên OECD và năm 2014 đã khởi động Chương trình khu vực Đông Nam Á.

Đề cập đến vai trò Việt Nam trong tiến trình này, ông Kenichi cho rằng sự quan tâm của ASEAN dành cho OECD đang tăng lên, trong đó có Việt Nam.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng thông qua việc tăng cường hợp tác với OECD, Việt Nam sẽ đóng vai trò là quốc gia xúc tác cho các nước ASEAN khác trong tiến trình này.

Trong khuôn khổ chủ đề “ASEAN bao trùm,” hội nghị đã thảo luận những thách thức và cơ hội chính sách xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế và phát triển bền vững và bao trùm tại Đông Nam Á, với trọng tâm là “sự bao trùm thông qua kết nối” và “sự bao trùm thông qua gia nhập.”

Hội nghị nhấn mạnh vai trò quan trọng của SEARP trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN, hỗ trợ các ưu tiên cải cách trong nước của các nước thành viên, các ưu tiên do ASEAN xác lập và đưa các nước xích lại gần hơn với OECD.

Hội nghị khẳng định tầm quan trọng chiến lược của sự kết nối giữa OECD với ASEAN thông qua SEARP và công nhận những tiến bộ rõ ràng mà SEARP đạt được trong nhiệm kỳ đồng chủ tịch của Nhật Bản và Indonesia.

Tại hội nghị lần này, Thái Lan và Hàn Quốc đã tiếp quản vị trí đồng chủ tịch SEARP nhiệm kỳ 2018-2021./.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.