Nhận Dữ Liệu Cao Cấp cho Cyber Monday: Giảm tới 55% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Những vết nứt hội nhập

Ngày đăng 12:58 19/03/2018
Những vết nứt hội nhập

Vietstock - Những vết nứt hội nhập

Nhớ lại vào tháng 1-2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Qua 11 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành quả nhưng cũng bộc lộ một số vấn đề bất cập rất căn bản.

Với cấu trúc kinh tế và thứ tự ưu tiên chính sách như hiện nay, hội nhập không kéo theo tăng trưởng thực sự cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho khu vực FDI và các nước xuất khẩu sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của Việt Nam. Ảnh: DUY KHƯƠNG

Trước khi gia nhập WTO, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-2000 của Việt Nam khoảng 7, 7%. Giai đoạn 2000-2009, tăng trưởng GDP bình quân sụt giảm còn 6,8%. Từ 2009-2018, tăng trưởng GDP bình quân còn 6,2%. Như vậy, so sánh giữa giai đoạn trước khi gia nhập WTO và giai đoạn hiện nay, tăng trưởng GDP bình quân giảm 1,5 điểm phần trăm.

Nhìn vào cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2007- 2016, có thể thấy đóng góp vào GDP của Việt Nam cơ bản do khu vực cá thể. Trong suốt 12 năm, từ 2007- 2016, tỷ lệ này không đổi, ở mức trên 30% GDP. Nếu tính cả khu vực tập thể thì tỷ trọng hai khu vực này chiếm khoảng 35% GDP. Trong 10 năm (2007-2016), tỷ trọng hai khu vực này giảm khoảng bốn điểm phần trăm; tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm khoảng 5%; thay vào đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khoảng 5%. Cấu trúc về sở hữu cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất manh mún và điều này hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể từ sau khi hội nhập quốc tế sâu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển, tỷ trọng của khu vực sở hữu này trong GDP rất thấp (khoảng 8%) và không hề thay đổi trong suốt giai đoạn 2007-2016.

Phân tích kỹ hơn giai đoạn hiện nay với bảng cân đối liên ngành cập nhật cho năm 2016(1), có thể thấy cấu trúc từ cầu đến cung có xu hướng thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Cấu trúc của năm 2016 cho thấy lan tỏa của các yếu tố của cầu đến giá trị sản xuất cao hơn năm 2007 và năm 2012 nhưng lại lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp hơn và lan tỏa đến nhập khẩu mạnh hơn. Điều đó minh chứng cho nhận định nền kinh tế Việt Nam ngày càng mang nặng tính gia công. Đáng chú ý là xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp nhất, nhưng lại lan tỏa mạnh mẽ đến nhập khẩu. Với cấu trúc kinh tế và thứ tự ưu tiên chính sách như hiện nay, hội nhập không kéo theo tăng trưởng thực sự cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho khu vực FDI và các nước xuất khẩu sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không những không lan tỏa nhiều đến thu nhập mà còn lan tỏa mạnh đến nhập khẩu và gây ô nhiễm không khí mạnh nhất trong các nhân tố của cầu cuối cùng.

Với cấu trúc kinh tế và thứ tự ưu tiên chính sách như hiện nay, hội nhập không kéo theo tăng trưởng thực sự cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho khu vực FDI và các nước xuất khẩu sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của Việt Nam.

Sau 11 năm hội nhập sâu, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu liên tục tăng. Năm 2016, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 71% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, xuất siêu của khu vực này xấp xỉ 24 tỉ đô la Mỹ nhưng khu vực kinh tế trong nước lại luôn nhập siêu (năm 2016 nhập siêu khoảng 22 tỉ đô la Mỹ). Việc xuất siêu của nền kinh tế hoàn toàn do khu vực FDI mang lại. Nhìn lại chuỗi số liệu, có thể thấy suốt từ năm 2000-2016, khu vực FDI luôn xuất siêu và khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu; từ năm 2012 đến nay, khu vực FDI có xu hướng xuất siêu mạnh mẽ hơn.

Từ năm 2005-2016, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh chóng, từ 57% năm 2005 lên 71% trong năm 2016, nhưng thật ngạc nhiên tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này lại không tăng lên đáng kể (từ 15,2% năm 2005 lên 18,6% năm 2016). Điều này phần nào cho thấy khu vực FDI đang dần lấn lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng, mặt khác nó cũng cho thấy sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn.

Về nguyên tắc, nếu khu vực FDI vượt trội hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước thì tất nhiên có thể làm GDP tăng lên nhưng nguồn lực của nền kinh tế yếu đi. Nếu như năm 2005 chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài chỉ là 16.700 tỉ đồng thì đến năm 2015, lượng tiền chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài tăng hơn 13 lần trong khi quy mô GDP chỉ tăng 4,6 lần. Tăng trưởng về quy mô thu nhập quốc gia (GNI) bình quân giai đoạn 2005-2015 là 16,1% - thấp hơn tăng trưởng về quy mô GDP bình quân (16,5%) và thấp hơn tăng trưởng về quy mô chi trả sở hữu thuần rất nhiều (29,1%). Điều này cho thấy tuy GDP tăng trưởng nhưng nguồn lực của nền kinh tế lại yếu đi, chỉ nhìn vào một chỉ số GDP cao hay thấp, to hay nhỏ trong nhiều trường hợp không phản ánh được thực trạng nền kinh tế.

Như vậy, nếu nền kinh tế Việt Nam không thực sự thay đổi cấu trúc kinh tế thì có thể khi tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngân sách lại hụt thu sâu hơn, người dân Việt Nam lại phải gánh vác nghĩa vụ thuế nhiều hơn và không khí bẩn hơn!

(1) Bảng cân đối liên ngành 2016 được cập nhật bởi nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam (ViDERE)

Bùi Trinh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.