Vietstock - Trách nhiệm của nhân viên IR là gì?
Quan hệ Nhà đầu tư (IR) là một bộ phận có trách nhiệm quản lý bao gồm chiến lược, tài chính, giao tiếp, tiếp thị và tuân thủ theo quản trị doanh nghiệp để tạo ra sự tương tác hiệu quả nhất giữa một công ty, cộng đồng tài chính và các bên liên quan khác và cuối cùng là giúp cổ phiếu của công ty đạt được mức định giá hợp lý.
* IR quan trọng đến đâu?
* IR – Hiểu thế nào cho đúng?
Bộ phận IR phải xử lý các câu hỏi từ cổ đông và nhà đầu tư, cũng như những người hứng thú với cổ phiếu hoặc sự ổn dịnh tài chính của công ty, cũng như hết lòng định vị công ty, chiến lược và đề xuất đầu tư của công ty.
Trách nhiệm của nhân viên IR
Yếu tố duy nhất rõ ràng nhất của một chương trình IR nên là liên tục thông báo cho thị trường về những diễn biến và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách đáng tin cậy, nhất quán, có thể so sánh và minh bạch. IR phải có chiến lược và chủ động, mang lại cho cổ đông những lý do hợp lý để mua và nắm giữ cổ phiếu hoặc không, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro cá nhân và khung thời gian của nhà đầu tư.
Kết quả là nhân viên IR:
- Cần có sự hiểu biết chi tiết và kỹ lưỡng về doanh nghiệp để trở thành đối tác sáng ngời dành cho các nhà đầu tư của công ty.
- Sẽ phải được thông báo tốt hơn bất kỳ ai khác trong công ty về những thông tin mà các nhà phân tích và nhà đầu tư đòi hỏi về công ty và quan điểm của họ đối với công ty.
- Cần có khả năng hoạt động trên một sân chơi bình đẳng khi xử lý các câu hỏi/nhận định từ cộng đồng đầu tư.
- Cần có sự hỗ trợ đầy đủ từ Ban điều hành.
- Dần dám lên tiếng hỏi đáp với Ban điều hành khi cần thiết.
- Cân bằng giữa hai vai trò: (1) Nhân viên IR đóng vai trò là cố vấn nội bộ đáng tin cậy; (2) Nhân viên IR là người duy nhất nói lại quan điểm quan trọng từ cộng đồng đầu tư (đến Ban điều hành).
Nhân viên IR chịu trách nhiệm:
- Xác định những vấn đề cần giải quyết trong các bài thuyết trình của công ty và thông báo cho ban quản lý về những vấn đề này.
- Lập lịch sự kiện hàng năm để gặp gỡ các cổ đông của công ty, các nhà đầu tư tiềm năng và tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các nhà phân tích (cả bên bán lẫn bên mua);
- Tổ chức các cuộc họp vốn đã được lên kế hoạch xoay quanh thời điểm công bố kết quả năm và bán niên;
- Duy trì liên lạc với môi giới.
- Theo dõi cơ sở nhà đầu tư (điều này có thể được thực hiện với sự hỗ trợ từ các công cụ, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi các công ty bên ngoài) và để thông báo cho ban quản lý về việc này.
- Phân tích dữ liệu thị trường và công ty (cũng so với các công ty cùng ngành).
- Đảm bảo rằng thông tin về công ty được công bố một cách minh bạch, có thể so sánh, nhất quán và đáng tin cậy.
Quản lý danh tiếng công ty
Trách nhiệm chính của nhân viên IR là liên tục thông báo cho thị trường về những diễn biến và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, một cách đáng tin cậy, nhất quán, có thể so sánh và minh bạch. Hơn hết, nhân viên IR cũng cần nhận thức được uy tín chung của công ty/tổ chức và vai trò của anh ấy/cô ấy trong việc quản lý danh tiếng của công ty.
Quản lý danh tiếng có thể được định nghĩa là: Những hoạt động được thực hiện bởi một tổ chức nhằm tạo ra hoặc duy trì tình cảm nhất định liên quan đến công ty. Quản lý danh tiếng liên quan đến quá trình xác định cái nhìn của người ngoài về công ty và theo đó, thực hiện các bước để đảm bảo rằng góc nhìn chung của nhà đầu tư phù hợp với mục tiêu của công ty. Quản lý danh tiếng có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp của một tổ chức. Mặc dù sự hợp tác chặt chẽ với bộ phận Truyền thông doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để quản lý danh tiếng tốt - Quản lý danh tiếng hiệu quả cần sự hỗ trợ và cam kết của Ban điều hành.
Vũ Hạo (Theo NEV IR Pedia)