Nhận Dữ Liệu Cao Cấp cho Cyber Monday: Giảm tới 55% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

McAfee Labs: Cryptojacking tăng 86% trong quý II năm 2018

Ngày đăng 07:00 01/01/2001
McAfee Labs: Cryptojacking tăng 86% trong quý II năm 2018

Sự gia tăng sự phổ biến của phần mềm độc hại đào tiền điện tử bắt đầu vào quý IV năm ngoái vẫn chưa giảm sút trong nửa đầu năm 2018.

Theo McAfee Labs, các cuộc tấn công phần mềm độc hại đào tiền điện tử đã tăng 86% trong quý II năm nay. Mặc dù “con mồi” chính của các phần mềm độc hại đào tiền điện tử vẫn là máy tính cá nhân, song cryptojacker đang ngày càng chuyển sự chú ý của chúng sang các thiết bị như điện thoại thông minh và các tiện ích khác có kết nối internet.

Theo Christian Beek, nhà khoa học hàng đầu thuộc nhóm nghiên cứu về mối đe dọa nâng cao của McAfee (Advanced Threat Research – ATR), thì sự quan tâm đến các thiết bị khác ngoài máy tính cá nhân để thiết lập phần mềm độc hại được gây ra bởi thực tế là chúng có số lượng lớn hơn và thường có kiểm soát bảo mật yếu hơn:

“Một vài năm trước, chúng tôi không nghĩ đến các bộ định tuyến internet, thiết bị ghi video và các thiết bị Internet vạn vật khác như một nền tảng cho việc đào coin vì tốc độ CPU của chúng không đủ để hỗ trợ hiệu suất như vậy. Ngày nay, khối lượng khổng lồ của các thiết bị trực tuyến trên cùng với thiên hướng sở hữu hệ thống mật khẩu yếu hiện tại sẽ là một nền tảng rất hấp dẫn cho hoạt động này.”

Mã độc tống tiền giảm, phần mềm độc hại đào tiền điện tử tăng

“Nghiên cứu: Cứ 3 doanh nghiệp của Hoa Kỳ thì có 1 bị tấn công bởi cryptojacking trong tháng 7”

Hãng an ninh mạng cũng lưu ý rằng sự phát triển của phần mềm độc hại đào tiền điện tử đã có một mối quan hệ nghịch đảo với phần mềm tống tiền trong vài tháng qua.

Cụ thể, các cuộc tấn công mã độc tống tiền đã giảm 32% trong quý đầu tiên của năm nay, trong khi các phần mềm độc hại đào tiền điện tử tăng chóng mặt với tỷ lệ 629%. Trên các thiết bị di động, sự sụt giảm của các cuộc tấn công mã độc tống tiền là khoảng 22,5%.

  • Chi tiết: Cryptojacking tăng 629% trong Quý 1/2018. Có vẻ như dùng “trộm” máy tính của người khác để đào tiền đang trở thành “mốt”
Trong một báo cáo có tiêu đề Blockchain Threat Report, McAfee Labs chú trọng vào việc đảm bảo các bản cập nhật phần mềm và các bản vá lỗi phải được thực hiện vì đây là những lỗ hổng bị lợi dụng phổ biến nhất:

“Nó có thể tốn kém và tốn thời gian để các tác nhân xấu viết phần mềm độc hại của riêng chúng. Thay vì nghiên cứu và viết khai thác của riêng mình, nhiều tác giả phần mềm độc hại công khai chọn lợi dụng các lỗ hổng đã biết, giả sử rằng một số lượng lớn máy vẫn chưa được vá và tạo lỗ hổng cho các cuộc tấn công.”

Điều này có thể trở nên tệ hơn Báo cáo của McAfee Labs lặp lại quan điểm của một báo cáo tương tự bởi Malwarebytes Labs cho thấy rằng tăng trưởng trong hoạt động khai thác tiền điện tử bất hợp pháp quý II năm 2018 thấp hơn so với quý đầu tiên.

Báo cáo của Malwarebytes Labs kết luận rằng mặc dù các cuộc tấn công quy mô của các phần mềm tống tiền NotPetya và WannaCry vẫn chưa tương ứng trong năm nay, nhưng điều này có thể thay đổi vào cuối năm, cụ thể là với các phần mềm độc hại SamSam và VPNFilter được đề cập đến trong báo cáo.

Trên đây là bài viết “McAfee Labs: Cryptojacking tăng 86% trong quý II năm 2018” mà CafeBitcoin gửi đến độc giả. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox CafeBitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
Nguồn CCN

The post McAfee Labs: Cryptojacking tăng 86% trong quý II năm 2018 appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.