Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Tránh ùn tắc khi xuất hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Ngày đăng 03:00 22/08/2021
Cập nhật 20:01 21/08/2021
Tránh ùn tắc khi xuất hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Vietstock - Tránh ùn tắc khi xuất hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Trong bối cảnh, Trung Quốc đang siết chặt việc kiểm tra các lô hàng nông sản. Các doanh nghiệp, địa phương cần chú ý cập nhật các thông tin để áp ứng các yêu cầu từ phía thị trường, đồng thời chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang hình thức chính ngạch và chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách hàng.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có nhiều vấn đề đáng bàn. Trong đó, đáng chú ý là việc cơ quan chức năng Trung Quốc đang kiểm soát rất chặt các lô hàng từ phía Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nguồn gốc xuất xứ, bao bì, nhãn mã, giám sát mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm… Hiện 100% lô hàng đều phải kiểm tra mới được thông quan.

Theo ông Trung, vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ phía Trung Quốc, hiện một số lô hàng xuất sang thị trường này không đúng mã số mà Cục gửi phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan chức năng nước này phát hiện nhiều lô hàng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là nhóm rệp sáp và sâu đục quả.

“Vì vấn đề này, ngày 13/8 Trung Quốc vừa quyết định ban hành lệnh cấm vô thời hạn đối với nhãn Thái Lan do phát hiện rệp sáp. Hiện 6 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc có nguy cơ nhiễm các loại sâu bệnh này. Do vậy, thời gian tới, các địa phương, doanh nghiệp cần chú ý đến việc chăm sóc cây trồng, làm tốt ngay từ gốc, làm sao lô hàng từ lúc thu hoạch đến chế biến loại bỏ những sinh vật gây hại”, ông Trung nói.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện Trung Quốc đang siết chặt việc kiểm tra các lô hàng nông sản về bao bì, nguồn gốc xuất xứ..., các doanh nghiệp cần cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu từ phía họ

Liên quan đến thông tin phát hiện mẫu vật trên xe chở thanh long của Việt Nam dương tính với SARS-CoV-2, ông Trung cho biết, đến nay chưa có văn bản chính thức nào từ phía cơ quan chức năng Trung Quốc trao đổi và xác nhận với phía Việt Nam về vấn đề này cả, cũng chưa có căn cứ khoa học về việc virus lây nhiễm qua nông sản, chỉ có các doanh nghiệp thông tin với nhau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết thêm, phía hải quan Trung Quốc vừa có văn bản áp dụng quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Do đó, khi văn bản có hiệu lực, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Các doanh nghiệp, địa phương cần chú ý cập nhật các thông tin để đáp ứng các yêu cầu từ phía thị trường.

Để giảm thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, Thứ trưởng Tiến cho biết sắp tới, bộ sẽ trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc ký kết nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với 8 loại hoa quả (thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối, mít) tạo điều kiện thuận lợi trong xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách hàng

Bộ Công Thương vừa gửi văn bản tới các Hiệp hội sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam thông tin về tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng tiến độ thông quan không được như trước đây do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phòng dịch. Trước tình hình đó, để tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp:

Chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch. Bởi hàng hóa xuất khẩu chính ngạch có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ đường biên.

Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng (địa chỉ tiêu thụ rõ ràng).

Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.

Dương Hưng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.