Các doanh nghiệp thủy điện trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ cao trong bối cảnh hoạt động sản xuất gặp khó khi 9 hồ thủy điện về mực nước chết, 11 nhà máy phải dừng phát. Ngày 5/7, CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) trả cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền, 1.000 đồng/CP. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/6.
Với tỷ lệ thực hiện 10% , cùng hơn 124,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính SBH cần chi hơn 124,2 tỷ đồng để hoàn tất đợt tạm ứng này.
Ngày 17/7, CTCP Thủy điện Hủa Na (HNA) trả cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền, 1.000 đồng/CP. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/6.
Với hơn 235,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính HNA sẽ chi tương đương 235,2 tỷ đồng
Ngày 5/7, CTCP Sông Ba (SBA) trả cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền, 1.800 đồng/CP. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/6 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6.
Với gần 60,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sông Ba ước tính chi gần 109 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Trước đó, SBA đã chi 60,5 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022, tương ứng tỷ lệ 10%.
Ngày 18/7 tới đây, CTCP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH (HN:DNH)) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 7%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 700 đồng. Thời gian thanh toán 31/7/2023.
Nhưu vậy với 442,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thủy điện Đa Nhim Hàm Thuận Đa Mi sẽ chi khoảng 310 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.
Ngày 22/6 tới đây, CTCP Thủy điện A Vương (AVC (HN:AVC)) sẽ trả cổ tức đợt 2/2022 với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 1.000 đồng.
Như vậy, với hơn 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Thủy điện A Vương sẽ cần chi 75 tỷ đồng để chia cổ tức trong đợt này. Thời điểm chốt danh sách chi trả tạm ứng cổ tức là ngày 12/6.
Các doanh nghiệp thủy điện chi hàng trăm tỷ trả cổ tức trong bối cảnh nhóm này đang gặp khó trong hoạt động sản xuất. Tính đến ngày 8/6, 9 hồ thủy điện về mực nước chết, 11 nhà máy phải dừng phát, gây thiếu hụt cho miền Bắc khoảng 5.000 MW.
Cụ thể, 9 hồ thủy điện đã dưới mực nước chết, gồm Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An. Việc này buộc dừng vận hành các tổ tại 11 nhà máy để đảm bảo vận hành. Đó là các nhà máy Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Pleikrong, theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp.