Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Đơn hàng rời khỏi Việt Nam do dịch có quay lại?

Ngày đăng 23:00 01/08/2021
Cập nhật 16:00 01/08/2021
Đơn hàng rời khỏi Việt Nam do dịch có quay lại?

Vietstock - Đơn hàng rời khỏi Việt Nam do dịch có quay lại?

Các đợt phong tỏa, giãn cách nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19 đã được tuyên bố nối tiếp nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Hậu quả nhãn tiền và thực tế đã có dấu hiệu bắt đầu xảy ra là sự ngưng trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng và các đơn hàng của nước ngoài rời khỏi Việt Nam sang các nước khác, như trong ngành dệt may là một ví dụ.

Lũ lụt tại Trung Quốc đã giáng thêm đòn lên chuỗi cung ứng thế giới vẫn chưa hồi sức sau các đợt dịch Covid-19 trước đây. Ảnh: AP

Tuy nhiên, các đơn hàng rời đi đâu, trong bao lâu, liệu có quay trở lại Việt Nam hay không, khi mà việc phong tỏa, giãn cách, sự đứt gãy chuỗi cung ứng (không chỉ vì dịch Covid-19) cũng đang diễn ra ở nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới?

Chuỗi cung ứng thế giới cũng đang oằn mình

Mới rồi trên Reuters có bài viết về sự gặp khó của chuỗi cung ứng thế giới trước hàng loạt sự kiện tiêu cực. Đó là làn sóng mới của biến chủng Delta trong dịch Covid-19 trên toàn thế giới, các thảm họa tự nhiên ở Trung Quốc và Đức, và tấn công mạng vào các bến cảng biển chính ở Nam Phi. Những sự kiện này hợp sức đẩy chuỗi cung ứng thế giới vào thế vỡ trận, đe dọa luồng lưu thông dễ tổn thương của nguyên vật liệu, linh kiện, và hàng hóa tiêu dùng khắp thế giới.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trung Quốc trong trung và dài hạn cũng đang tự mình đánh mất dần những lợi thế cạnh tranh, như nhân công giá rẻ và hình ảnh hấp dẫn của một người khổng lồ vươn vai trỗi dậy trong hòa bình, sẽ tạo vô số cơ hội cho các nước láng giềng đi sau như Việt Nam, nếu chúng ta biết cách nắm bắt.

Biến chủng Delta của dịch Covid-19 đã không chỉ dẫn đến các đợt phong tỏa các thành phố, các nước, mà còn tạo ra những thách thức không thể ngờ trước đây lên chuỗi cung ứng. Đó là sự “thay ca” hàng trăm ngàn thủy thủ suy mòn sau những đợt hải hành ròng rã trên biển mà nay trở nên bất khả bởi phong tỏa, giãn cách như cho thấy trong năm 2020.

Vì vận tải biển vận chuyển lượng hàng hóa chiếm đến 90% thương mại thế giới nên cuộc khủng hoảng thủy thủ ảnh hưởng đến nguồn cung của hầu như mọi thứ, từ dầu mỏ, quặng sắt đến lương thực và hàng điện tử.

Sự tắc nghẽn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thể hiện rõ nét qua các con số về công suất vận chuyển còn trống của tàu rất nhỏ, container rỗng hiếm, và tình hình hoạt động (tắc nghẽn) tại một số cảng không mấy cải thiện, mà mới đây nhất là sự dồn ứ container tại cảng Chicago, gây ra sự quá tải cho cả ngành đường sắt vận tải container từ cảng như được đưa tin trên tờ Wall Street Journal. Tình hình ách tắc này được dự đoán còn kéo dài đến quí 4 năm nay, thậm chí là không thể dự đoán được.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trong khi đó, lũ lụt tại Trung Quốc và Đức, những cường quốc kinh tế, đã giáng thêm đòn lên chuỗi cung ứng thế giới vẫn chưa hồi sức sau các đợt dịch Covid-19 trước đây, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế trị giá hàng ngàn tỉ đô la phụ thuộc vào các nước này.

Với những đối thủ khác cùng tầm, cuộc đua giành đơn hàng sẽ không diễn ra theo kiểu bài trừ lẫn nhau. Nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, sự phân hóa và chuyên biệt ngày càng sâu thêm trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra cơ hội có tổng lớn hơn 0 cho Việt Nam và các nước đối thủ của mình.

Ở Trung Quốc, lũ lụt làm gián đoạn nguồn cung than nhiệt từ các mỏ ở Nội Mông và Thiểm Tây, ảnh hưởng đến khả năng phát điện từ các nhà máy nhiệt điện đúng vào đỉnh điểm của nhu cầu điện trong năm vào mùa hè. Còn ở Đức, lũ lụt ảnh hưởng mạnh đến vận tải đường bộ.

Tại Nam Phi, cảng container Durban, một trong những cảng bận rộn nhất ở châu Phi được xác nhận đã bị tấn công mạng hôm 22-7-2021, trong khi mạng công nghệ thông tin Công ty Logistics Transnet SOC của Nam Phi cũng đã bị tê liệt. Những sự kiện này đã làm gián đoạn, dồn ứ container và linh kiện ô tô tại cảng và kho bãi.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Những sự kiện bất lợi trên đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp chế tạo của thế giới, đặc biệt là ô tô. Hãng Toyota mới đây đã phải ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Thái Lan và Nhật Bản vì thiếu linh kiện.

Giá nguyên vật liệu thô tăng cùng với giá cước vận tải đã làm tăng chi phí sản xuất các linh kiện, phụ tùng, máy móc cung cấp cho các hãng chế tạo trên thế giới, đe dọa nỗ lực tiếp tục sản xuất tại nhiều nơi.

Sự rời đi và... quay lại tất yếu

Trong khi Hiệp hội Cảng Trung Quốc công bố tình hình đang còn căng thẳng tại các cảng của mình, họ cũng tiết lộ một số đơn hàng trong ngành chế tạo tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và các khu vực khác, do sự bùng phát của dịch Covid-19 đã chuyển đến Trung Quốc.

Như vậy, việc các đơn hàng rời khỏi Việt Nam sang các nước đối thủ khác như Trung Quốc là điều tất yếu, khi mà tình hình dịch Covid-19 dường như đã được kiểm soát tốt ở nước này trong khi lại đang bùng phát và lan truyền với tốc độ chóng mặt ở những nơi khác, nước khác.

Tuy nhiên, không nên nhìn nhận hiện tượng này với một sự đau khổ, nuối tiếc, hay dằn vặt. Hãy nhớ lại thời điểm cao trào thương chiến Mỹ-Trung trước đại dịch. Hàng loạt tin tức và bài viết cho thấy nhiều công ty đa quốc gia đã có (ý định) dịch chuyển đáng kể luồng đầu tư và thương mại từ Trung Quốc sang Việt Nam, tận dụng hoặc như một sự đối phó với các biện pháp thương mại mang tính trừng phạt của Mỹ lên Trung Quốc.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Thương chiến Mỹ-Trung và nay là dịch Covid-19 dạy chúng ta một bài học rõ ràng rằng, ít nhất trong không gian kinh tế và ở mọi thời điểm, cơn bĩ cực của nước này là cơ hội cho nước khác.

Điều quan trọng là sự thay đổi dòng chảy đơn đặt hàng này rất có thể chỉ là tạm thời, cho đến khi có một biến cố khác xảy ra, làm mất cân bằng những yếu tố định hình sự thay đổi này. Hãy tưởng tượng sau khi dịch Covid-19 qua đi (năm 2022?), quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu thêm, còn quan hệ của Mỹ với Việt Nam và các nước láng giềng tiếp tục nồng thắm thêm. Lúc đó, dù Trung Quốc vẫn là một trong những cứ điểm đầu tư và chế tạo hấp dẫn nhất trên thế giới nhưng điều này cũng không thể ngăn một phần đơn hàng sẽ lại rơi vào tay nhà chế tạo Việt Nam (hay Ấn Độ, Đông Nam Á...).

Trên hết, Trung Quốc trong trung và dài hạn cũng đang tự mình đánh mất dần những lợi thế cạnh tranh, như nhân công giá rẻ và hình ảnh hấp dẫn của một người khổng lồ vươn vai trỗi dậy trong hòa bình, sẽ tạo vô số cơ hội cho các nước láng giềng đi sau như Việt Nam, nếu chúng ta biết cách nắm bắt.

Với những đối thủ khác cùng tầm, cuộc đua giành đơn hàng sẽ không diễn ra theo kiểu bài trừ lẫn nhau. Nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, sự phân hóa và chuyên biệt ngày càng sâu thêm trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra cơ hội có tổng lớn hơn 0 cho Việt Nam và các nước đối thủ của mình.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tất nhiên, điều kiện tiên quyết để Việt Nam giành được phần bánh lớn hơn này vẫn phải là khả năng nắm bắt cơ hội (ngày càng được cải thiện).

Phan Minh Ngọc

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.