Investing.com- Theo một khảo sát của Reuters cho thấy, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc có thể kéo dài vào tháng 3 trong khi giá dầu giảm có thể gây giảm mạnh về nhập khẩu, khi đại dịch do Corona virus đang tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ nói chung.
Tác động sâu rộng của đại dịch đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã tạo ra làn sóng kích thích kinh tế chưa từng có từ các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới trong hai tháng qua, nhưng việc phong tỏa ở nhiều nền kinh tế đã trì hoãn sự phục hồi thương mại ở cả Trung Quốc và trên thế giới.
Các báo cáo thương mại cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể suy giảm nghiêm trọng lần đầu tiên từ ít nhất là năm 1992. Giới phân tích dự đoán rằng kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm nay do virus corona bùng phát đã hạn chế sự di chuyển của hàng hóa và con người trên toàn thế giới.
Xuất khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ giảm 14% trong tháng 3 so với một năm trước đó, theo ước tính trung bình khi khảo sát 31 nhà kinh tế, chậm hơn so với mức giảm 17,2% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2.
Nhập khẩu, trong khi đó, dự kiến sẽ giảm 9,5% so với một năm trước đó, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7 năm 2016 và so với mức giảm 4,0% trong tháng một-tháng hai.
Tổ chức Thương mại Thế giới tuần trước dự báo rằng thương mại hàng hóa trong năm nay sẽ giảm mạnh so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước, sau đó sẽ hồi phục vào năm 2021 khi đại dịch COVID-19 thoái trào.
Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã áp đặt các lệnh hạn chế đi lại và tạm ngưng hoạt động của các nhà máy để hạn chế sự lây lan của coronavirus, siết chặt nguồn cung lao động, khiến các nhà xuất khẩu phải vật lộn để thực hiện các đơn đặt hàng.
Nhưng khi đại dịch tàn phá nền kinh tế của các đối tác thương mại của Trung Quốc, các đơn đặt hàng ở nước ngoài đã bị hủy bỏ, nhiều nhà xuất khẩu tư nhân sa thải công nhân và cảnh báo về việc đóng cửa nhà máy trong tương lai không xa.
"Nhu cầu nước ngoài từ thị trường châu Âu và Mỹ có thể đã giảm đáng kể trong tháng 3", nhà kinh tế Tao Wang của UBS cho biết, lưu ý một cuộc khảo sát chính thức về các nhà máy được công bố đầu tháng này cho thấy đơn hàng xuất khẩu tiếp tục giảm trong tháng 3.
"Mặc dù có một số cải tiến có thể có trong hoạt động kinh tế vào tháng 3, tăng trưởng GDP quý đầu tiên dự kiến sẽ giảm 10% so với một năm trước đó", ông Wang nói.
Ngân hàng đầu tư Nomura và ANZ thậm chí còn đưa ra triển vọng suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự báo GDP quý II sẽ giảm xuống dưới mức không.
Trong khi Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm lần thứ hai, do sự gia tăng của những du khách bị nhiễm bệnh đến từ nước ngoài.
Tính đến ngày 12 tháng 4, Trung Quốc đã báo cáo tổng cộng 82.160 trường hợp nhiễm coronavirus, với 3.341 người chết. Trên toàn thế giới, đại dịch đã cướp đi hơn 113.000 sinh mạng và lây nhiễm hơn 1,8 triệu người.
Một cuộc khảo sát khối sản xuất tư nhân, tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp nhỏ và xuất khẩu, chỉ cho thấy mức tăng trưởng cực nhỏ trong hoạt động của nhà máy vào tháng 3. Đặc biệt, đơn hàng xuất khẩu, vẫn còn thấp.
Bộ Thương mại gần đây đã nhiều lần nhấn mạnh những khó khăn mà các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải đối mặt, nói rằng các công ty đang phải đối mặt với sự sụt giảm các đơn đặt hàng ở nước ngoài.
Nhiều nhà dự báo dự đoán tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc có thể chỉ đạt gần mốc 2,0% - chậm nhất trong hơn 40 năm - do tác động sâu rộng của đại dịch cả trong và ngoài nước. Nền kinh tế này đã tăng trưởng 6,1% trong năm ngoái.
Các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ mất gần 30 triệu việc làm trong năm nay, vượt xa hơn 20 triệu lần sa thải trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09.