Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có thể được ký kết vào năm 2020

Ngày đăng 17:41 12/11/2019
Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có thể được ký kết vào năm 2020

Vietstock - Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có thể được ký kết vào năm 2020

Sau hơn 6 năm đàm phán, nhiều quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương muốn ký kết một thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới trong năm 2020.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm toàn bộ 10 quốc gia từ Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác thương mại quan trọng của khối này: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Tính cả thảy, 15 quốc gia này chiếm gần 1/3 dân số thế giới và GDP toàn cầu, theo nguồn tin từ Reuters. Khối liên minh này còn lớn hơn các khối thương mại khu vực khác như Liên kinh châu Âu (EU) và thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Siêu thỏa thuận này khởi đầu với 16 quốc gia, nhưng Ấn Độ quyết định không tham gia vào thỏa thuận này vì lo ngại rằng nó sẽ gây tổn thương đến các nhà sản xuất nội địa.

Tầm quan trọng của RCEP

RCEP được khởi động trong tháng 11/2012 ở Phnom Penh (Campuchia) như là một sáng kiến của khối ASEAN để đẩy mạnh thương mại giữa các quốc gia thành viên và 6 quốc gia khác.

Sáu quốc gia khác – Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc – đều đã có thỏa thuận thương mại tự do riêng với khối ASEAN. Cùng nhau hợp tác theo thảo thuận RCEP sẽ thúc đẩy thương mại bằng cách hạ hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn hóa các quy định và thủ tục hải qua, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nhất là ở những quốc gia chưa hề có thỏa thuận thương mại.

Tất cả 16 quốc gia bắt đầu đàm phán về RCEP trong năm 2013, cùng lúc đó, các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang diễn ra. Xét tới việc thiếu vắng Trung Quốc trong thỏa thuận TPP - từng có sự góp mặt của Mỹ và từng được cho là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, nhiều nhà quan sát xem RCEP là cách để Bắc Kinh kìm hãm tầm ảnh hưởng của Mỹ tới khu vực này.

Tuy nhiên, trong năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP và áp hàng rào thuế quan lên một vài đối tác thương mại của Mỹ vì những thông lệ thương mại mà ông cho là không công bằng.

Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã gây tổn thương đến các nhà xuất khẩu châu Á thông qua việc làm giảm nhu cầu hàng hóa và kìm hãm tăng trưởng. Từ đó, các quốc gia cũng gấp rút đẩy nhanh hoàn tất RCEP.

RCEP có gì?

Văn bản cuối cùng về những thông tin chi tiết của thỏa thuận thương mại này sẽ trải qua quá trình rà soát pháp lý trước khi được ký kết và công bố.

Các nguồn tin truyền thông và báo cáo phân tích cho biết RCEP chủ yếu tạo lợi ích về giao thương hàng hóa vì nó sẽ giảm dần hàng rào thuế quan đối với nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó, thỏa thuận này sẽ cho phép các doanh nghiệp bán cùng loại hàng hóa trong khối mà không cần phải làm giấy tờ thủ tục rườm rà cho mỗi điểm đến xuất khẩu, Reuters đưa tin.

Deborah Elms, Giám đốc tại Trung tâm Thương mại châu Á (ATC), nói với Reuters rằng điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất châu Á bán thêm hàng hóa cho phần còn lại của khu vực.

Thậm chí, đối với các công ty xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài khối này, họ sẽ có động lực để xây dựng chuỗi cung ứng trải khắp các quốc gia thành viên của RCEP, theo Reuters.

Thế nhưng, RCEP được cho là không có một số đặc tính và phạm vi áp dụng như trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – thỏa thuận này thay thế cho TPP sau sự ra đi của Mỹ.

Cụ thể hơn, không như CPTPP, RCEP thiếu đi những cam kết bảo vệ quyền của người lao động và môi trường, theo Reuters.

RCEP cũng bao gồm số lượng lĩnh vực dịch vụ ít hơn – đây có thể là một lý do khiến Ấn Độ rút khỏi thỏa thuận.

Vai trò của Ấn Độ

Ấn Độ - vốn đã tham gia vào đàm phán RCEP ngay từ lúc đầu - từ chối tham gia vào thỏa thuận do lo ngại rằng RCEP có thể gây tổn thương cho các nhà sản xuất nội địa. Sự e dè của Ấn Độ đối với RCEP là một trong những rào cản chính trong các cuộc đàm phán RCEP gần đây.

Một số thành viên RCEP, như Nhật Bản, xem sự có mặt của Ấn Độ là khá quan trọng “vì cả lý do kinh tế và là đối trọng khác với Trung Quốc”, theo các chuyên viên phân tích từ công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á và cũng là thị trường tiêu dùng lớn. Thế nhưng, 15 quốc gia còn lại vẫn dự tính tiến tới thỏa thuận RCEP, theo The Economist Intelligence Unit (EIU).

“Không có Ấn Độ, RCEP sẽ bớt tầm ảnh hưởng, nhưng con đường triển khai thỏa thuận đã trở nên bằng phẳng hơn”, EIU cho biết trong một báo cáo.

Vương Đông (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.