Bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động lớn từ thị trường quốc tế đã khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảm đạm. Tài chính Ngân hàngQua thời đỉnh cao, nhiều ngân hàng báo lợi nhuận giảm sâuLinh Nhi • {Ngày xuất bản}Bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động lớn từ thị trường quốc tế đã khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảm đạm.
Tổng hợp số liệu 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 2 cho thấy, lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm của các ngân hàng này đạt 124.128 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, có tới 13 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận đi lùi.
Mức sụt giảm sâu nhất thuộc về ABBank với lợi nhuận trước thuế 67 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái thu về gần 1.100 tỷ đồng, tương đương giảm gần 94%. Hai nguyên nhân khiến lợi nhuận ngân hàng giảm là: lợi nhuận thuần của ngân hàng giảm gần 40% trong khi chi phí dự phòng rủi ro lại tăng gấp 4 lần (tăng 524 tỷ đồng).
Ngoài ABBank,LPBank cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh lợi nhuận từ 51% đến 92% so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính và tăng chi phí dự phòng rủi ro là những nguyên nhân chính khiến lãi trước thuế các ngân hàng giảm mạnh. Theo lý giải từ các ngân hàng, bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động lớn từ thị trường quốc tế đã khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảm đạm. Nhu cầu tín dụng thấp khiến tăng trưởng cho vay khách hàng ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Lợi nhuận ngành ngân hàng giảm tốc là điều đã được dự báo trước do mức nền so sánh cao của cùng kỳ năm trước cũng như những tác động tiêu cực từ cuộc đua lãi suất huy động và sự gia tăng của nợ xấu.
Theo đó, chất lượng tín dụng đã tiếp tục suy yếu từ cuối quý IV/2022 do những gián đoạn về nguồn cung tín dụng và mặt bằng lãi suất cho vay cao hơn. Số liệu của một số ngân hàng cũng cho thấy giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều đã tăng lên đáng kể trong nửa đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn giá rẻ tại các ngân hàng, đã sụt giảm tại phần lớn nhà băng. Điều này đang gây áp lực lên biên lãi thuần (NIM) của giới ngân hàng.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các TCTD của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 7, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý 2/2023 tiếp tục ”cải thiện” chậm hơn đáng kể so với quý trước, lợi nhuận trước thuế có tăng trưởng nhẹ nhưng thấp hơn so với mức kỳ vọng ở kỳ điều tra trước. Đồng thời, các TCTD cũng điều chỉnh thu hẹp đáng kể kỳ vọng về tình hình kinh doanh và lợi nhuận trong thời gian tới.
Kết quả điều tra của của NHNN cũng cho biết, các TCTD đánh giá tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng có biểu hiện “tăng nhẹ” trong quý 2/2023 nhưng được kỳ vọng giảm trong quý 3/2023.