Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?

Ngày đăng 13:03 21/05/2018
Cập nhật 06:30 21/05/2018
Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?

Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?

Vietstock - Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?

Một góc độ nào đó còn cho thấy khủng hoảng thừa nông sản là điều đáng mừng hơn lo, nó đóng vai trò như những đợt tập dượt cho tư duy kinh tế thị trường.

Có những thời điểm, con số thống kê hàng triệu trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp. Điển hình như người ta viết về ngành chăn nuôi Đông Nam Bộ luôn dẫn chứng ra đàn heo, đàn gà, đàn bò… bao nhiêu triệu và chốt lại bằng một mệnh danh là “thủ phủ chăn nuôi”.

Một thời gian dài, số lượng được coi là mẫu mực của sự tăng trưởng trong ngành nông nghiệp. Nhiều lo ngại về số lượng được bày tỏ, năm 2016, khi đàn heo cả nước đạt khoảng 30 triệu con, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, thế nhưng chuồng trại, tăng đàn vẫn ầm ầm.

Kết quả, đến đầu năm 2017, cuộc khủng hoảng thừa heo xảy ra ngay chính trên mảnh đất được mệnh danh “thủ phủ chăn nuôi”. Từ chủ trang trại lớn đến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cả ngành chức năng đều biết nguyên nhân từ đâu.

Đến cả 17 héc ta trồng ớt của 200 hộ nông dân ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ,Quảng Trị vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng. Đáng nói vụ ớt này đã có cam kết với một doanh nghiệp ở phía Bắc.

Phương án giải quyết vấn đề cũng không có gì đột phá, chỉ là cầu cứu mỗi công chức mua giúp 10kg! Vấn đề là về lâu dài chính quyền địa phương có thể ổn định nông nghiệp bằng cầu cứu hay không. Không còn cách nào khả dĩ hơn ngoài điệp khúc kêu cứu?

Hình minh họa (Ảnh internet)

Một sự cố gây thiệt hại cho đôi bên, phía công ty đã chi phí 48% cây giống, thuốc men nhưng công sức người dân bỏ ra chưa thu được đồng nào. Cho thấy sự bất ổn trong kinh tế nông nghiệp không chỉ là “một vài”. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm mang tính thị trường cao.

Không biết khi ký kết hợp đồng giữa công ty thu mua và người dân chính quyền có hay biết, nếu hợp đồng được xúc tiến bởi cơ quan chức năng thì đương nhiên họ có trách nhiệm đòi lại công bằng cho bên thiệt hại.

Điều 315 Luật Thương mại (2005) quy định: “Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”.

Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản “dính” quả đắng thì một vài đặc sản Việt Nam xuất hiện ở các thị trường khó tính như lá tía tô sang Nhật, vải thiều lên kệ trong hệ thống siêu thị Tops, Centre Food Hall tại Thái Lan hay cá ngừ Bình Định, Phú Yên “ấm cúng” với các đối tác Nhật Bản.

Vấn đề ở chỗ, tại sao những mặt hàng khác không làm được điều tương tự? Vướng mắc ở đâu? Thị trường nông sản những năm gần đây mắc phải những vấn đề rất vĩ mô. Nguyên do ở đâu đó rất xa nơi những giọt mồ hôi của người nông dân thấm xuống.

Càng hội nhập sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mở rộng làm ăn thì nguy cơ rơi vào khủng hoảng thừa càng cao. Nhiều cuộc giải cứu trong vô vọng cho thấy nông nghiệp Việt Nam còn một khoảng cách rất xa với thị trường.

Một góc độ nào đó còn cho thấy khủng hoảng đến là điều đáng mừng hơn lo, nó đóng vai trò như những đợt tập dượt cho tư duy kinh tế thị trường - sản xuất không phải cho mình. Nhưng chỉ đáng mừng khi cơ quan chức năng nhanh chóng rút ra bài học.

Kinh tế thị trường là nơi vận hành các quy luật khách quan. Không có chính sách căn cơ kinh tế nông nghiệp khó ổn định, một khi không ổn định lại phải kêu cứu. Cái vòng tròn luẩn quẩn này đến bao giờ mới thoát được.

Phản ứng từ cơ quan chức năng giường như chưa theo kịp yêu cầu bức thiết của người nông dân. Bước vào kinh tế thị trường không thể làm ăn nhỏ lẻ, manh mún. Người nông dân cần được định hướng và dẫn dắt tốt hơn.

Trương Khắc Trà

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.