Chỉ trong vòng 2 tuần trở lại đây, nhóm quỹ tỷ USD Dragon Capital đã liên tục thực hiện các giao dịch lớn tại nhiều cổ phiếu sau các động thái tích tiền trước đó. Tham gia chia sẻ tại Diễn đàn M&A 2022 do Báo Đầu tư tổ chức cách đây ít ngày, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital – chia sẻ: “Chúng tôi đầu tư vào thị trường vốn ở Việt Nam chứ không làm nhiều M&A. Mỗi khi đầu tư vào công ty nào, chúng tôi đều muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng trở thành nhà đầu tư chiến lược vì xu hướng bây giờ cũng có nhiều thay đổi.
Chỉ trong vòng 2 tuần trở lại đây, nhóm quỹ này đã liên tục giao dịch tại nhiều cổ phiếu sau các động thái tích tiền trước đó.
Ở chiều bán ra, mới nhất, nhóm quỹ có liên quan Dragon Capital vừa bán ra 2,376 triệu cổ phiếu NLG (HM:NLG) trong ngày 22/11/2022 qua đó giảm lượng sở hữu từ 21,43 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,58% vốn) về còn 19,05 triệu cổ phiếu - tương ứng 4,96% và không còn là cổ đông lớn tại Nam Long.
Động thái bán giảm tỷ lệ của nhóm cổ đông lớn này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu NLG ghi nhận chuỗi tăng mạnh 5 phiên liên tiếp từ ngày 16/11 (trong đó có 4 phiên tăng trần).
Trước đó, ngày 18/11, nhóm Dragon Capital đã bán ra 1.147.300 cổ phiếu PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling (HM:PVD)) qua đó giảm tỷ lệ từ 10,07% về 9,86% vốn.
Đáng chú ý, Dragon xả cổ phiếu PVD sau chuỗi dài gom ròng. Cụ thể, ngày 17/11, nhóm Dragon Capital vừa mua ròng 600.000 cổ phiếu để tăng sở hữu từ 9,96% lên 10,07% vốn điều lệ.
Cũng trong khoảng thời gian từ 18 - 21/11, Dragon Capital đã bán tổng cộng hơn 4,8 triệu cổ phiếu DGC (HM:DGC) của Hóa chất Đức Giang ngay khi cổ phiếu này giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021 (51.100 đồng thị giá).
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại DGC giảm về mức 5,8% vốn - tương ứng 22,2 triệu cổ phần.
Ngược chiều bán, ngày 15/11, nhóm quỹ Dragon Capital đãmua vào 12,8 triệu cổ phiếu KBC của Tổng CTCP Phát triển Đô thị (HN:UDJ) Kinh Bắc (HM:KBC) với số tiền dự chi là khoảng 192 tỷ đồng.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của nhóm Dragon Capital tại KBC tăng từ 4,06% lên gần 5,73% và trở lại ghế cổ đông lớn tại KBC sau hơn 1 tuần.
Trước đó, nhóm quỹ đã hạ sở hữu về mức 4,76% sau khi bán ra 6 triệu đơn vị vào ngày 1/11 và hơn 2 triệu đơn vị trong phiên 4/11.
Cùng ngày, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ tỷ đô nhà Dragon Capital đã mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HM:KDH)
Sau mua, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital tại KDH tăng từ 7,94% lên 8,15% vốn điều lệ.
Trước đó, ngày 11/11, Dragon Capital cũng đã mua vào 19 triệu cổ phiếu KDH. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 tuần, nhóm Dragon Capital đã chi gần 413 tỷ đồng để gom 20,5 triệu cổ phiếu KDH.
Ngày 11/11, các quỹ thành viên của Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 1,18 triệu cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau (HM:DCM) qua đó nâng sở hữu từ 4,9% lên 5,2% vốn điều lệ - tương ứng 27,5 triệu cổ phần đồng thời trở thành cổ đông lớn tại DCM.
Cũng trong ngày 11/11, sau khi nâng tỷ tọng tiền mặt lên mức kỷ lục, quỹ ngoại này đã tích cực giải ngân bắt đáy nhiều mã cổ phiếu các ngành như VHC (HM:VHC), FRT (HM:FRT),...
Cũng tại Diễn đàn M&A 2022, đại diện Dragon Capital nhấn mạnh, có một tin tốt ở Việt Nam là sự đa dạng của loại hình đầu tư cũng như đa dạng các nhà đầu tư. Dù bức tranh kinh tế thế giới bây giờ đúng là đáng sợ (thế giới đã kết thúc 3 thập kỷ thư giãn, 3 thập kỷ nữa có thể có nhiều khó khăn) song trong nguy sẽ có cơ. Các công ty Việt Nam đã thích ứng vào chuỗi cung ứng toàn cầu số hóa đổi mới,... sẽ tạo ra các cơ hội to lớn cho Việt Nam”.
Dragon Capital được biết đến là quỹ đầu tư lâu đời và quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Dưới góc nhìn chung, vị này đặc biệt nhấn mạnh sự trỗi dậy của Đông Á và khu vực kinh tế Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) là động lực phát triển của kinh tế thế giới. Dân số thế giới đã đạt 8 tỷ người và đến năm 2030 có 1 tỷ người lên 65 tuổi cũng sẽ mở ra các cơ hội mới...
Về thị trường M&A nói chung, sự tắc nghẽn dòng vốn cùng những bất ổn địa chính trị đang diễn ra trên toàn cầu đã có tác động mạnh mẽ tới thị trường M&A trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp cũng buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính.
Trong bối cảnh chung đó, thị trường M&A Việt Nam đã rơi vào giai đoạn trầm lắng hơn so với sự sôi động của năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, hàng loạt giao dịch vẫn tiếp tục diễn ra và được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp thuộc các ngành thu hút nhiều thanh khoản đầu tư gồm: Tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD).