Theo chuyên gia, để có lời giải cho bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chỉ riêng hệ thống ngân hàng khó giải quyết được vấn đề. Tài chính Ngân hàngChuyên gia kinh tế: Thị trường tắc thì tín dụng không thể thôngLinh Nhi • {Ngày xuất bản}Theo chuyên gia, để có lời giải cho bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chỉ riêng hệ thống ngân hàng khó giải quyết được vấn đề.
Ngày 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Tại cuộc họp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của tổng cầu hiện nay, khả năng hấp thụ vốn thấp nên việc triển khai giản ngân tín dụng chưa được như kỳ vọng. Do đó, bên cạnh các giải pháp về tiền tệ, cần có các giải pháp mang tính tổng thể, khôi phục niềm tin của thị trường.
Theo TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nếu chỉ riêng hệ thống ngân hàng khó giải quyết được vấn đề. Trước tiên, về tư duy, "không được đánh đồng" giữa vai trò của NHNN và các ngân hàng thương mại.
Từ tổng thể chung của nền kinh tế, cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều (chủ yếu liên quan đến lãi suất), cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh chính sách tài khóa.
Bên cạnh đó, cần tính toán, đánh giá kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,…
Còn theo PGS (HN:PGS).TS Trần Đình Thiên, vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Cho nên phải mở được các thị trường cho doanh nghiệp, "thị trường tắc thì không lĩnh vực nào thông được".
Theo ông, đây cũng là cơ hội để các ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lai… Ví dụ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo.
Với chính sách tài khoá, ông Thiên cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay nên tính toán tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế đảm bảo "đủ mức, đủ độ",… "Đây là câu chuyện rất khó về cơ chế. Nhưng khó mới cần phải làm".
Đối với lĩnh vực bất động sản, ông Nghĩa cho rằng đây là khu vực có khả năng lan tỏa, trước mắt cần tập trung phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước cần có những chính sách để doanh nghiệp "thích thú với nhà ở xã hội" theo hướng Nhà nước làm chính sách, ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp chỉ lo xây và bán nhà.
Ông Nghĩa cũng nêu các kiến nghị liên quan đến việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tái cấu trúc nền kinh tế; hỗ trợ ngành dệt may chuyển đổi công nghệ mới, chuyển đổi xanh; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp…
Về điều kiện cho vay, ông Nghĩa cho rằng: Đây là quyền của các ngân hàng thương mại. Quyền lựa chọn theo "khẩu vị rủi ro" của từng ngân hàng. Nhà nước chỉ nên đưa ra khuyến cáo, không nên bắt buộc.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng đề nghị Nhà nước triển khai các chính sách giúp doanh nghiệp giảm áp lực và tối ưu dòng tiền, đẩy mạnh các chính sách tài khóa,... Đồng thời về mặt tín dụng, nên "đặt niềm tin dài hạn vào những ngành có khả năng chuyển đổi để nắm bắt các cơ hội trong tương lai".