- Báo cáo kết quả Q2 năm 2020 vào thứ Tư, ngày 22 tháng 7
- Kỳ vọng doanh thu: 36,43 tỷ USD
- Kỳ vọng EPS: $1,38
Microsoft (NASDAQ: MSFT) sẽ thể hiện mức độ chi phối của các cổ phiếu công nghệ đến môi trường kinh tế sau đại dịch thông qua báo cáo tài chính quý 2 năm 2020.
Kể từ tháng 3, sau khi Covid-19 bùng phát đã đẩy nền kinh tế toàn cầu gần như rơi vào sự suy thoái trầm trọng. Bối cảnh bất ổn cùng với dịch bệnh liên tục gia tăng khiến người dân trên toàn thế giới buộc phải tự cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm, xuất phát từ điều đó nhu cầu làm việc tại nhà với sự hỗ trợ hoàn toàn về cơ sở hạ tầng, truyền thông, dịch vụ quản lý khách hàng CRM và các công cụ đám mây của Microsoft cũng đã tăng vọt.
Chỉ riêng trong tháng 5, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ nền tảng đã tăng 943% so với cùng kỳ năm ngoái và 75 triệu người dùng phần mềm Microsoft Teams trong tháng 4 đánh dấu mức tăng gần như gấp ba so với ba tháng trước đó.
Lĩnh vực điện toán đám mây vốn là một nguồn thu nhập cốt lõi của Microsoft trước cả khi Covid-19 bùng phát, cũng tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi nhu cầu các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa. Trong báo cáo thu nhập của quý đầu tiên, doanh thu từ phân khúc điện toán đám mây đã tăng 59%.
Được thúc đẩy bởi sức mạnh trong các hoạt động kinh doanh, cổ phiếu của người khổng lồ công nghệ phần mềm đã có một bước tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm 2020. Giá cổ phiếu Microsoft đã tăng vọt sau sự tăng trưởng bùng nổ về doanh số của quý đầu tiên.
Hiện tại, Microsoft là công ty được đánh giá cao nhất thế giới, với mức vốn hóa thị trường là 1,6 nghìn tỷ đô la. Cổ phiếu đã tăng khoảng 31% trong năm nay, và trước đó công ty cũng đã chi trả cổ tức khoảng 60% cho các cổ đông vào năm 2019. Cổ phiếu MSFT đóng cửa ngày hôm qua ở mức $211,6, thấp hơn một chút so với mức cao nhất mọi thời đại là $216,38 của ngày 9 tháng 7.
Tăng tốc quá trình số hóa
Câu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư bây giờ là mức tăng trưởng này sẽ diễn ra đến khi nào? Với mức tăng gần như gấp 33 lần trong thu nhập, hiện nay giá cổ phiếu Microsoft đã đạt mức cao hơn hẳn so với nhiều cổ phiếu công nghệ hàng đầu.
Theo quan điểm của chúng tôi, cổ phiếu Microsoft trong vòng năm năm đã được hỗ trợ rất nhiều bởi các yếu tố khách quan trên thị trường và gần đây nhất là sự gia tăng hỗ trợ đến từ đại dịch và với nhu cầu số hóa ngày càng gia tăng của nền kinh tế thế giới. Tất cả các thuận lợi đó đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Chỉ riêng phân khúc điện toán đám mây, theo giám đốc điều hành của Microsoft, đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của công ty trong ba đến bốn năm tới.
Cổ tức vững chắc của Microsoft và lịch sử các khoản chi trả cổ tức tuyệt vời, kết hợp với đà kinh doanh trên nền tảng đám mây đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của cổ phiếu của ông trùm công nghệ này. Kể từ năm 2004, khi gã khổng lồ công nghệ lần đầu tiên chi trả cổ tức, cho đến nay các khoản thanh toán tiếp theo của Microsoft đã tăng gấp bốn lần. Hiện tại, lợi suất hàng năm của cổ tức công ty là 1,09% với khoản chi trả cổ tức hàng quý là $0,51 mỗi cổ phiếu. Với tỷ lệ chi trả cổ tức hiện đang ở mức dưới 34,67%, điều đó cho thấy việc tăng cổ tức trong tương lai của Microsofft rất có triển vọng.
Kết luận
Chúng tôi tin rằng tăng trưởng thu nhập của Microsoft sẽ tiếp tục tăng khi công ty mở rộng thị phần sang các lĩnh vực mới của nền kinh tế kỹ thuật số nhưng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với các sản phẩm phần mềm cũ như Windows và Office.
Lợi thế vững chắc này sẽ giúp công ty đạt được sự tăng trưởng bền vững, với các thông tin tích cực như doanh thu đạt mức hai chữ số, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và dòng tiền tự do…, tất cả các lợi ích này đã khiến cổ phiếu công nghệ trở nên đáng tin cậy để sở hữu trong dài hạn.