Thỏa thuận cắt giảm dầu vào cuối tuần qua đã khiến nhà đầu tư hy vọng rằng giá dầu có thể phục hồi lại trong năm nay. Các công ty dầu khí lớn nhất của Hoa Kỳ, để đối phó với việc giá dầu giảm nhanh chóng, đã buộc phải cắt giảm cổ tức để bảo vệ doanh thu
Thỏa thuận này giữa Ả Rập Xê Út và Nga là do Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian sau khi các nhà sản xuất dầu Bắc Mỹ lâm vào khủng hoảng do phải đối mặt với 2 khó khăn cùng lúc: mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu giảm mạnh do đại dịch coronavirus và chiến tranh giá dầu.
Chỉ số dầu thô West Texas Intermediate đã kết thúc phiên thứ Năm ở mức 22,76 đô la một thùng, giảm 63% kể từ đầu năm. Ở những nơi như Texas và miền tây Canada, dầu thậm chí còn được giao dịch dưới 10 đô la một thùng. Sau khi giảm 3,5% ngày hôm qua xuống còn 22,41 đô la, giá dầu WTI hiện chỉ tăng dưới 1%, giao dịch ở mức 22,59 đô la.
Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư thực sự băn khoăn là liệu thỏa thuận này có giúp bảo vệ cổ tức của các nhà sản xuất dầu lớn như Exxon Mobil (NYSE: XOM), Chevron (NYSE: NYSE: { {240 | CVX}}) và Royal Dutch Shell (NYSE: RDSa).
Các công ty dầu khí lớn nhất thế giới đã luôn chi trả cổ tức trong nhiều năm, để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khi sức hấp dẫn của các cổ phiếu dầu tiếp tục giảm trong bối cảnh thế giới chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch hơn. Năm công ty dầu mỏ hàng đầu đã bổ sung 25 tỷ đô la nợ trong năm 2019 để duy trì hoạt động, đồng thời chi trả hàng tỷ đồng cho các cổ đông.
Theo báo cáo của CNBC, tổng nợ của Chevron, Total (NYSE: TOT), BP (NYSE: BP), Exxon Mobil và Royal Dutch Shell hiện đang ở mức 231 tỷ đô la vào năm 2019, chỉ thấp hơn một chút so với con số 235 tỷ đô la trong năm 2016 khi giá dầu cũng giảm xuống dưới 30 đô la một thùng.
Tỷ lệ cổ tức của các công ty dầu mỏ, phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư, cũng đã tăng vọt sau khi giá cổ phiếu của các công ty sụt giảm. Exxon Mobil đã giảm 39% trong năm nay, hiện đang mang lại tỷ lệ cổ tức 8%. Chevron giảm 29% trong năm nay, hiện đang mang lại tỷ lệ cổ tức 6%. Exxon đóng cửa phiên hôm qua giảm 0,4% xuống mức 42,76 đô la, trong khi Chevron kết thúc tăng 0,7% lên mức 84,91 đô la.
Tia hy vọng ở cuối đường hầm
Mặc dù tình hình tài chính đang cực kỳ khó khăn, thỏa thuận của OPEC + mang đến một tia hy vọng cho các nhà sản xuất dầu.
Một số nhà phân tích tin rằng, tuy số sản lượng được cắt giảm hiện nay là rất ít so với làn sóng cung vượt cầu quá lớn, song giá có thể sẽ hồi phục vào cuối năm nay lên mức 45 đô la.
Ông Ed Morse, giám đốc của Citigroup, cho rằng đã quá muộn để ngăn chặn quá tải lượng dự trữ dầu trong khoảng từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5 và ngăn chặn giá dầu giảm xuống một con số.
Tuy nhiên, các công ty dầu lớn đã có kinh nghiệm vượt qua suy thoái và thậm chí sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, trong cuộc suy thoái dầu trước đây, các công ty sản xuất dầu lớn đã không phải đi đến mức cắt giảm cổ tức để vượt qua khủng hoảng, và họ cho rằng công ty sản xuất dầu cũng sẽ không phải làm như vậy trong bối cảnh hiện nay.
Giám đốc điều hành Exxon Mobil (HN: CEO) Darren Woods cho biết Exxon cam kết sẽ chia cổ tức. Công ty đã luôn chi trả cổ tức mỗi năm trong 37 năm qua.
Giám đốc điều hành của Chevron, Mike Wirth cũng cho biết công ty đang lên kế hoạch thanh toán cổ tức trong năm 2020. Cả hai cổ phiếu Exxon và Chevron đã tăng hơn 10% trong tháng qua.
Kết luận
Không ai có thể nói chắc chắn thị trường dầu sẽ như thế nào trong thời gian tới khi khoảng cách quá lớn giữa cung và cầu hiện nay là quá lớn. Nhưng việc cắt giảm sản lượng và sự kết thúc của cuộc chiến giá cả giữa Ả Rập và Nga mang đến một tia hy vọng rằng các công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ có thể vượt qua cú sốc hiện tại do đại dịch coronavirus gây ra.